7 lưu ý khi tìm công việc làm thêm cho sinh viên

7 việc online giúp mình kiếm hơn 20tr/tháng năm 18tuổi | Học sinh-sinh viên cũng làm được
7 việc online giúp mình kiếm hơn 20tr/tháng năm 18tuổi | Học sinh-sinh viên cũng làm được

Tìm việc làm thêm tại các địa chỉ uy tín

Có một thực trạng phổ biến là rất nhiều sinh viên muốn làm thêm nhưng không biết tìm việc ở đâu đáng tin cậy. Trên thực tế, bạn có thể tìm việc làm thêm thông qua các trang web giới thiệu việc làm uy tín hoặc trang tuyển dụng của công ty.

Bên cạnh đó, còn có rất nhiều hội chợ việc làm được tổ chức xuyên suốt cả năm ở trong trường đại học lẫn nhiều trung tâm lớn cho bạn tha hồ tìm kiếm việc làm thêm phù hợp. Tại các buổi hội chợ này, bạn cũng sẽ được trực tiếp gặp gỡ và trao đổi với nhà tuyển dụng để tìm hiểu cụ thể hơn về vị trí công việc. Ngoài ra, bạn cũng có thể thông qua giới thiệu của các thầy cô trong khoa, bạn bè, người thân để tìm việc làm thêm phù hợp.

Cảnh giác với những việc làm nhẹ nhàng, lương cao

Ngày càng có nhiều công ty lừa đảo hoặc công ty bán hàng đa cấp hoạt động xảo trá với hình thức tinh vi. Họ thường dán bản tin tuyển dụng nhan nhản đầy đường như trên cột điện, trước cổng ký túc xá… Trong đó có nhiều thông tin hấp dẫn như mức lương 10 – 15 triệu/tháng, không yêu cầu kinh nghiệm, được đào tạo chỉ sau 1 tháng, thời gian làm việc linh hoạt, chiết khấu hoa hồng cao… Những sinh viên “nhẹ dạ cả tin” sẽ dễ dàng bị “lọt bẫy”. Bước vào những công việc này, bạn không những không kiếm được tiền mà còn có nguy cơ mất sạch tiền và tốn nhiều thời gian vô ích.

Từ chối những việc làm yêu cầu đóng phí

Hình thức lừa đảo chiếm đoạt tiền của các sinh viên “nai tơ” ngày càng gian manh và tinh vi. Các tổ chức lừa đảo thường tung ra những công việc phù hợp với đa dạng đối tượng sinh viên, mức lương hợp lý hòng “săn mồi” như đọc báo soát lỗi chính tả, nhập liệu, đánh máy văn bản, đăng sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, xem clip nhận tiền… Để được nhận việc, ứng viên phải trả một khoản phí môi giới việc làm hoặc phí học việc.

Hãy nhớ rằng không có bất kỳ công ty uy tín nào bắt buộc nhân viên mới nộp phí, dù là phí hợp đồng, phí đầu tư hay phí đào tạo. Do đó, bạn nên từ chối ngay những công việc yêu cầu đóng phí vì khả năng cao bạn sẽ bị mất tiền oan và sập bẫy bọn lừa đảo.

Cân nhắc lịch học khi chọn việc làm thêm

Khi tìm công việc làm thêm cho sinh viên, bạn sẽ thể gặp các vị trí yêu cầu thời gian làm việc từ 8 – 12 tiếng mỗi ngày, vị chi chiếm rất nhiều quỹ thời gian của bạn. Hiện tại bạn vẫn đang còn là sinh viên và ưu tiên lớn nhất vẫn là việc học. Do đó, bạn nên cân nhắc giữa thời lượng làm thêm và lịch học để chọn được công việc phù hợp, tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả học tập. Nếu được, bạn có thể thỏa thuận với nhà tuyển dụng để gia giảm thời gian làm thêm của mình.

Chọn việc làm thêm gần nhà hoặc gần trường

Ở các thành phố lớn, giao thông thường khó khăn và tốn nhiều thời gian cho việc di chuyển. Vì vậy sinh viên cần ưu tiên chọn những việc làm thêm gần nhà hoặc gần trường để thuận tiện cho việc đi lại và tiết kiệm thời gian, công sức. Nếu bạn không muốn ra khỏi nhà mà vẫn có việc làm thêm, bạn có thể chọn những công việc cộng tác viên từ xa như dịch thuật, chăm sóc khách hàng online, viết blog, chăm sóc fanpage, viết bài website, thiết kế online…

Chọn việc làm thêm liên quan đến ngành học

Cách tốt nhất để vừa đi làm kiếm tiền vừa nâng cao giá trị bản thân chính là chọn việc làm thêm có liên quan đến ngành học, kế hoạch nghề nghiệp tương lai. Giả sử bạn đang học ngành Sư phạm, bạn có thể chọn những công việc làm thêm có liên quan như gia sư, trợ giảng tại trung tâm… Hoặc nếu bạn đang học Kinh tế hoặc Marketing, bạn nên làm thêm tại các cửa hàng, quán ăn, tiệm thức uống… để tìm hiểu nhu cầu khách hàng. Lâu dần, bạn sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm bổ ích, vận dụng kiến thức ở giảng đường vào cọ xát thực tiễn xã hội. Đến khi ra trường, bạn sẽ có nhiều ưu thế hơn so với các sinh viên khác.

Cân đối sức khỏe và thời gian làm việc, học tập

Nhiều bạn trẻ mải mê kiếm tiền mà bỏ bê sức khỏe của bản thân. Bạn không thể làm tốt việc gì lâu dài nếu sức khỏe bị ảnh hưởng. Do vậy, muốn làm thêm hiệu quả, sinh viên nên lập kế hoạch thời gian, cân đối giữa việc học, việc làm và việc nghỉ ngơi hợp lý. Nhờ đó hiệu quả công việc và học tập của bạn sẽ không bị giảm sút.

Đối với tầng lớp sinh viên năng động trong xã hội hiện nay, làm thêm không chỉ đơn giản là kiếm tiền mà còn là cơ hội cọ xát thực tế, rèn luyện kỹ năng và bản lĩnh. Suy nghĩ kỹ hơn khi tìm công việc làm thêm cho sinh viên như đã nêu trên, tin rằng bạn sẽ tìm được công việc phù hợp và giúp ích cho bản thân trong tương lai.

Bạn đang xem bài viết: 7 lưu ý khi tìm công việc làm thêm cho sinh viên. Thông tin được tạo bởi Trung Tâm Tiêng Anh Gemma chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Similar Posts