Cách đổi từ độ C sang độ K

DẠNG BÀI ĐỔI ĐƠN VỊ NHIỆT ĐỘ C SANG ĐỘ F
DẠNG BÀI ĐỔI ĐƠN VỊ NHIỆT ĐỘ C SANG ĐỘ F

Trong đời sống hàng ngày, người ta thường quan tâm đến độ C bởi đây là đơn vị đo của thời tiết. Tuy nhiên, có khi nào bạn bắt gặp các đơn vị đo độ K trên các thiết bị điện tử trong gia đình chưa, cách đổi từ độ c sang độ k như thế nào? Cùng Top lời giải tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Nhiệt độ là tính chất vật lý của vật chất hiểu nôm na là thang đo độ “nóng” và “lạnh”. Nó là biểu hiện của nhiệt năng, có trong mọi vật chất, là nguồn gốc của sự xuất hiện nhiệt, một dòng năng lượng, khi một vật thể tiếp xúc với vật khác lạnh hơn.

Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế. Nhiệt kế được hiệu chuẩn trong các thang nhiệt độ khác nhau mà trước đây đã sử dụng các điểm chuẩn và chất đo nhiệt khác nhau để định nghĩa. Thang đo nhiệt độ phổ biến nhất là thang đo Celsius (trước đây gọi là C, ký hiệu là °C), các thang đo Fahrenheit (ký hiệu là °F), và thang đo Kelvin (ký hiệu là K). Thang đo Kelvin chủ yếu sử dụng cho các mục đích khoa học của công ước của Hệ đơn vị quốc tế (SI).

Nhiệt độ lý thuyết thấp nhất là độ không tuyệt đối, tại đó không thể rút thêm nhiệt năng từ một vật thể. Bằng thực nghiệm, người ta thấy con người chỉ có thể tiếp cận đến rất gần, nhưng không thể đạt tới nhiệt độ này. Điều này được công nhận trong định luật thứ ba của nhiệt động lực học.

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng trong tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên, bao gồm vật lý, hóa học, khoa học Trái Đất, thiên văn học, y học, sinh học, sinh thái và địa lý cũng như hầu hết các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày.

>>> Tham khảo: Cách đổi từ độ F sang độ C.

Độ C là một đơn vị đo nhiệt độ, được ký hiệu là °C. Độ C tiếng Anh là Celsius, được đặt theo tên của Anders Celsius (1701 – 1744), một nhà thiên văn học người Thụy Điển và cũng là người đầu tiên đề ra hệ thống đo nhiệt độ căn cứ theo trạng thái của nước.

Vào năm 1742, Anders Celsius đã tạo ra một thang đo nhiệt độ gọi là Celsius. Celsius ngược với thang nhiệt độ hiện nay với 0 độ là điểm sôi của nước, 100 độ là điểm nước đóng băng.

Đến năm 1744, nhà khoa học Carolus Linnaeus đã đảo ngược thang đo nhiệt độ của Celsius, chọn 0 độ là điểm nước đông đá và 100 độ là điểm nước sôi.

Cho đến nay thang đo nhiệt độ nay vẫn được sử dụng và là một trong những đơn vị đo lường chuẩn hóa được sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Theo thang đo này, 37 độ C là thân nhiệt bình thường của con người.

Độ K là thang nhiệt độ tuyệt đối được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Dưới đây là định nghĩa và lịch sử và sử dụng của nó.

Thang nhiệt độ K (Kelvin) là thang nhiệt độ tuyệt đối với 0 ở độ không tuyệt đối . Bởi nó là một thang đo tuyệt đối, các phép đo được thực hiện bằng thang K không có độ. Kelvin là đơn vị đo nhiệt độ cơ bản trong Hệ đơn vị quốc tế (SI).

William Thomson, tên sau này là Lord Kelvin, đã viết bài báo Trên thang đo nhiệt độ tuyệt đối vào năm 1848. Ông mô tả sự cần thiết của thang nhiệt độ với điểm rỗng ở độ không tuyệt đối, mà ông tính toán tương đương với -273 ° C. Thang độ C khi đó được xác định bằng cách sử dụng điểm đóng băng của nước.

Năm 1954, Đại hội 10 về Trọng lượng và Đo lường (CGPM) xác định thang đo Kelvin với điểm rỗng là không tuyệt đối và điểm xác định thứ 2 điểm 3 của nước, được xác định chính xác là 273,16 Kelvin. Tại thời điểm này, thang đo Kelvin được đo bằng độ.

CGPM thứ 13 đã thay đổi đơn vị của thang đo từ “độ Kelvin” hoặc ° K thành kelvin và ký hiệu K. CGPM thứ 13 cũng xác định đơn vị là 1273.16 nhiệt độ của điểm ba của nước.

Năm 2005, 1 tiểu ban của CGPM, Comité International des Poids et Mesures (CIPM), đã chỉ định điểm 3 của nước có thành phần đồng vị gọi là Nước đại dương, nghĩa là tiêu chuẩn Vienna.

Vào năm 2018, CGPM lần thứ 26 đã xác định lại Kelvin theo giá trị hằng số Boltzmann là 1.380649 × 10 −23 J / K.

Dù đơn vị đã được xác định lại theo thời gian, nhưng những thay đổi rất nhỏ này không ảnh hưởng đến hầu hết những người làm việc với đơn vị. Tuy nhiên, vẫn nên chú ý đến các số sau dấu thập phân khi chuyển đổi giữa độ C và kelvin.

Có thể vấn đề này sẽ dễ dàng trả lời hơn với các bạn đang học bộ môn vật lý hay toán học trong các trường phổ thông hay đại học. Chúng ta cần chuyển đổi qua lại để có thể đáp ứng tốt cho công tác nghiên cứu và giải toán cũng như cho các nhu cầu khác đúng không nào. Tuy nhiên thì ý nghĩa của việc chuyển đổi nó không chỉ nằm ở phạm vi trường học. Mà thay vào đó nó ứng dụng khá nhiều cho các lĩnh vực công nghiệp, khoa học và kỹ thuật.

Như ở trên mình có chia sẻ thì chúng ta có khá nhiều loại nhiệt độ khác nhau như độ C, độ K, độ F. Và vì trên thế giới không phải quốc gia nào cũng dùng chung một đơn vị đo nhiệt độ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến các ngành khoa học – kỹ thuật, chế tạo máy móc và xuất nhập khẩu máy móc. Và Việt Nam mình cũng tương tự như vậy, sẽ có những loại máy móc mà nước ta không tự sản xuất được và phải nhập khẩu từ các nước khác. việc này đồng nghĩa với việc ta sẽ dùng thang độ không phải thang đo phổ biến là độ C nữa.

Và theo mình nghĩ thì đấy là một trong những nguyên nhân lớn nhất và quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc chúng ta cần chuyển đổi qua lại giữa các loại nhiệt độ. Bên cạnh đó sẽ còn có một số nguyên nhân khác, tuy nhiên xét và mặt thực dụng thì các nguyên nhân trên cũng đủ để chúng ta cần đến việc chuyển đổi.

Công thức đổi

K = ℃+ 273.15

1°C = 273.15°K

Dựa trên công thức tổng quát trên có thể dễ dàng đổi độ C sang độ K với những số khác nhau

VD: 2 độ C = 2 + 273.15 = 275.15°K

Ngược lại, muốn biết 1 độ K bằng bao nhiêu độ C, bạn áp dụng công thức sau

Công thức:

℃ = K – 273.15

———————————-

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về cách đổi từ độ c sang độ k. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

Bạn đang xem bài viết: Cách đổi từ độ C sang độ K. Thông tin được tạo bởi Trung Tâm Tiêng Anh Gemma chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Similar Posts