Cấu trúc câu bị động đặc biệt trong tiếng Anh

Viết lại câu BỊ ĐỘNG cơ bản (lí thuyết)
Viết lại câu BỊ ĐỘNG cơ bản (lí thuyết)

Giống với tiếng Việt, câu bị động cũng là phần ngữ pháp không thể bỏ qua trong quá trình học tiếng Anh. Nếu như những cấu trúc bị động thông thường tương đối đơn giản thì những công thức đặc biệt lại gây ra nhiều khó khăn cho thí sinh. Trong bài viết sau Aten English sẽ chia sẻ tất cả kiến thức liên quan đến câu bị động đặc biệt trong tiếng Anh.

Tổng hợp tất cả công thức câu bị động đặc biệt

Câu bị động hay Passive Voice là cấu trúc được sử dụng nhằm nhấn mạnh đối tượng chịu tác động từ một sự vật, hiện tượng khác. Công thức này sẽ tương ứng với câu chủ động, dưới đây là tổng hợp câu bị động đặc biệt trong tiếng Anh mà bạn cần nhớ:

Câu bị động với động từ khuyết thiếu

Những động từ khuyết thiếu thường gặp trong tiếng Anh là: should (nên), must (phải), can (có thể), may (có thể), will (sẽ),…Cấu trúc:

Câu chủ động: S + động từ khuyết thiếu + Vo + O.

Câu bị động: S + động từ khuyết thiếu + be + P3 + by O.

hinh-anh-cau-bi-dong-dac-biet-trong-tieng-anh-so-1

Câu bị động với câu mệnh lệnh

Với câu mệnh lệnh, khi chuyển sang cấu trúc bị động chúng ta sẽ áp dụng một trong 3 trường hợp sau:

Trường hợp 1:

  • Câu chủ động: It’s one’s duty to + Vo.
  • Câu bị động: S + to be + supposed to + Vo.

Trường hợp 2:

  • Câu chủ động: It’s necessary to + Vo .
  • Câu bị động: S + should/ must + be + Vo.

Trường hợp 3:

  • Câu chủ động: V + O, please.
  • Câu bị động: S + should/ must + be +P3.

Câu bị động sử dụng động từ đặc biệt

Trong cấu trúc câu bị động, thí sinh cần đặc biệt lưu ý khi trong câu có một trong những động từ sau: suggest (đề nghị), insist (khăng khăng), request (yêu cầu), demand, require, order, recommend (đề xuất),..Bởi khác với những cấu trúc thông thường, cách chuyển câu bị động ở trường hợp này sẽ có sự khác biệt riêng:

Câu chủ động: S + V + that + mệnh đề.

Câu bị động: It + be + P3 + that + something + to be P3.

Câu bị động với V + Ving

Khi làm bài tập, thí sinh thường bối rối khi bắt gặp cấu trúc câu bị động với những động từ đi kèm với Ving tiêu biểu là: love (yêu), like (thích), deny (từ chối), dislike (không thích), enjoy (tận hưởng), hate (ghét), imagine (tưởng tượng), fancy (thích), admit (thừa nhận), involve (liên quan), avoid (tránh né), regret (hối tiếc),…

Công thức:

Câu chủ động: S + V + sb + V-ing + …

Câu bị động: S + V +somebody/something + being + P3.

Câu bị động kép

Đây là cấu trúc câu bị động gắn liền với những động từ nêu lên quan điểm, suy nghĩ ví dụ như believe (tin rằng), think (nghĩ), except (mong đợi), know (biết),…

Cấu trúc:

Câu chủ động: S1 + V1 + that + S2 + V2

Câu bị động:

  • It be + V1-pII + that + S2 + V2
  • S2 + is/am/are + V3 + to + Vo. (Khi động từ thứ 2 ở thì hiện tại đơn hoặc tương lai đơn.)
  • S2 + is/am/are + V3 + to have + V3. (Khi động từ thứ 2 ở thì quá khứ đơn hoặc hiện tại hoàn thành.)
  • S2 + was/were + V1-pII + to + Vo. (Khi động từ thứ 2 ở thì quá khứ đơn.)
  • S2 + was/were + V1-pII + to + have + V2-pII. (Khi động từ thứ 2 ở thì quá khứ tiếp diễn, quá khứ hoàn thành)

hinh-anh-cau-bi-dong-dac-biet-trong-tieng-anh-so-2.

Câu bị động với động từ có 2 tân ngữ

Đây là cấu trúc câu bị động áp dụng khi động từ trong câu là một trong những động từ sau: give (cho), tell (nói), show (cho xem), buy (mua),…Cấu trúc:

Câu chủ động: S + V + O1 + O2.

Câu bị động:

  • Trường hợp tân ngữ gián tiếp làm chủ ngữ: S + be + P3 + O2.
  • Trường hợp tân ngữ trực tiếp làm chủ ngữ: S + be + P3 + giới từ + O1.

Lưu ý:

  • O1 là tân ngữ gián tiếp, chịu tác động từ tân ngữ trực tiếp, do đó thường là danh từ chỉ người.
  • O2 là tân ngữ trực tiếp, đối tượng trực tiếp chịu tác động từ chủ ngữ.

Câu bị động áp dụng chủ ngữ giả It

Trong Khóa học tiếng anh Online, bạn sẽ nhận thấy cần sử dụng đến chủ ngữ giả khi biến đổi thành câu bị động.

Cấu trúc:

Câu chủ động: It + be + adj + for somebody + to Vo

Câu bị động: It + be + adj + for something + to be P3.

hinh-anh-cau-bi-dong-dac-biet-trong-tieng-anh-so-3

Câu bị động với động từ khởi phát

Động từ khởi phát hay Causative verbs là dạng động từ đặc biệt trong tiếng Anh, sử dụng khi sự vật, đối tượng chịu trách nhiệm gián tiếp cho một hành động từ một đối tượng khác. Các động từ khởi phát hay gặp nhất là make, get, have và let.

Câu bị động với make:

  • Câu chủ động: S + make + sb + Vo.
  • Câu bị động: S +be made + to + Vo.

Câu bị động với let:

  • Câu chủ động: S + let + sb + Vo.
  • Câu bị động: Let + sb/sth + be P2 hoặc S + be allowed to Vo.

Câu bị động với have:

  • Câu chủ động: S + have sb to V.
  • Câu bị động: S + have sth + P3 (by sb).

Câu bị động với get:

  • Câu chủ động: S + get sb to do sth.
  • Câu bị động: S + get sth done (by sb).

Câu bị động với động từ tri giác

Động từ tri giác hay verb of perception là những động từ liên quan đến các giác quan của con người như: see (nhìn), watch (xem), taste( nếm), notice (để ý), touch (chạm), hear (nghe), look (nhìn),…

Công thức:

Câu chủ động: S + V + somebody + V-ing/to V

Câu bị động: S + to be + P3 + V-ing/to V.

hinh-anh-cau-bi-dong-dac-biet-trong-tieng-anh-so-4

Trên đây là toàn bộ các công thức câu bị động đặc biệt trong tiếng Anh hay gặp nhất trong quá trình ôn luyện và làm bài thi. Mong rằng với những chia sẻ trên bạn đã hiểu rõ phần ngữ pháp liên quan đến câu bị động trong tiếng Anh. Đừng quên luyện tập thường xuyên để ghi nhớ kiến thức hiệu quả hơn.

Xem thêm: Tổng hợp công thức và bài tập so sánh hơn trạng từ tại đây.

Bạn đang xem bài viết: Cấu trúc câu bị động đặc biệt trong tiếng Anh. Thông tin được tạo bởi Trung Tâm Tiêng Anh Gemma chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Similar Posts