Du học sinh Trung Quốc: Nhọc nhằn cuộc hồi hương giữa “mùa COVID”

#6// DU LỊCH TRUNG QUỐC: Chơi hết Côn Minh chưa tới 4 củ khoai? 😱 | Du học Trung Quốc
#6// DU LỊCH TRUNG QUỐC: Chơi hết Côn Minh chưa tới 4 củ khoai? 😱 | Du học Trung Quốc

PNO – Con đường quay trở về quê hương của nhiều du học sinh Trung Quốc tại Mỹ đang ngày càng mù mịt bởi quốc gia này vẫn đang kiên trì với chính sách “zero COVID” của mình.

Tim Fan, một du học sinh người Trung Quốc, tưởng như sắp được chạm chân lên mảnh đất quê hương sau 2 năm ròng rã bị COVID-19 giữ lại ở Mỹ dù đã nhận được bằng tốt nghiệp đại học.

Sinh viên quốc tế người Trung Quốc tại Mỹ không thể quay về nhà bởi chính sách phòng chống dịch khắt khe của chính phủ Trung Quốc – Ảnh: Kevin Lamarque/Reuters

Nhọc nhằn giấc mơ hồi hương

Hồi cuối tháng 12/2021, Tim Fan đã từng trên máy bay hướng về quê nhà để được đoàn tụ cùng gia đình sau một thời gian dài xa cách. Thế nhưng khi khi đã bay được 1/2 chặng hành trình từ thành phố Seattle (Mỹ) về Thượng Hải (Trung Quốc) thì chiếc máy bay của hãng Delta Airlines đột ngột chuyển hướng và bay vòng trở lại Mỹ. Phi công thông báo cho hành khách rằng, quy trình phòng chống dịch mới ban hành của Trung Quốc khiến máy bay không thể hạ cánh xuống sân bay Thượng Hải theo kế hoạch được.

Hơn 2 tháng sau đó, Fan vẫn bị mắc kẹt ở Seattle trong khi đường về quê nhà vẫn mù mịt bởi số chuyến bay bị hạn chế trong khi giá vé thì cao ngất ngưởng. Chưa kể bản thân anh cũng đang mắc COVID-19, một điều bất khả thi để anh có thể quay về nước.

“Đi thì cũng dở, ở không xong”, Fan giờ đây đang phải cắn răng chi trả 2.400 USD (55 triệu đồng)/tháng tiền thuê phòng, đắt gấp 4 lần so với khoản tiền trả cho ký túc xá mà anh phải trả trước đó. Và tết Nguyên đán mới đây, anh đã phải thui thủi một mình với nỗi niềm tha hương xa gia đình trong thời khắc giao thừa.

“Trái tim tôi như bị đông cứng lại và không còn chút cảm xúc nào nữa”, chàng trai 22 tuổi thổ lộ. “Cứ như tâm trạng đã bị tụt xuống ở mức thấp nhất”.

Chiến lược “zero COVID” của Trung Quốc khiến hàng ngàn sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài không thể về thăm gia đình – Ảnh: Bloomberg

Sau 2 năm chống chọi với đại dịch COVID-19, phần lớn các quốc gia trên thế giới đang dần gỡ bỏ các biện pháp chống dịch khắt khe để quay trở lại cuộc sống “bình thường mới”, thế nhưng những sinh viên quốc tế như Fan vẫn đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn trong việc quay trở về quê hương.

Tác động tiêu cực của chính sách “Zero COVID”

“Chính sách Zero-Covid” với việc “bế quan tỏa cảng”của Trung Quốc không chỉ làm khó những người nước ngoài muốn đến quốc gia này mà còn gây khó khăn cho chính công dân của mình.

Tác động tiêu cực của chính sách này có thể dễ dàng nhìn thấy khi số lượng các chuyến bay quốc tế đến Trung Quốc sụt giảm nặng nề với 200 chuyến chỉ trong một tuần, tương đương 2,2% so với thời điểm trước đại dịch theo báo cáo cáo của Cục quản lý Hàng không dân dụng Trung Quốc vào cuối năm 2021.

Nguyên nhân chủ yếu là do Trung Quốc áp dụng chính sách hủy các chuyến bay quốc tế và nội địa đối với hãng hàng không có hành khách bị dương tính với COVID-19. Chẳng hạn như mới đây, Trung Quốc đã hủy 44 chuyến bay đến Trung Quốc do các hãng hàng không Mỹ khai thác khiến hàng trăm hành khách là người Trung Quốc không thể nhập cảnh vào chính đất nước của mình.

Chính sách “zero COVID” của Trung Quốc làm cho số lượng chuyến bay đến và đi bị sụt giảm đáng kể – Ảnh: Annice Lyn / Getty Images

Aya Li, quản lý một đại lý bán vé máy bay có trụ sở ở Bắc Kinh cho biết, giá vé đã tăng cao kỷ lục kể từ khi đại dịch khởi phát đầu năm 2020. Theo đó, vé máy bay một chiều hạng phổ thông từ Los Angeles đến Thượng Hải có giá từ 1.600 USD (36 triệu đồng) đến 3.000 USD (68 triệu đồng) và thậm chí còn cao hơn, trong khi giá vé 2 chiều cho cùng hành trình chỉ là 630 USD (14 triệu đồng) trước khi xảy ra COVID-19.

“Giờ đây, để sinh viên Trung Quốc đang du học ở Mỹ quay trở về Trung Quốc là vô cùng khó khăn”, cô Li nói, và cho biết thêm điều này là bất khả thi với những công dân Trung Quốc bị mắc COVID-19.

Đường về quê còn xa lắm

Kelly Tang, sinh viên năm Nhất tại Đại học Boston nói rằng, cô đang hết sức lo lắng cho chuyến bay từ Seattle về Bắc Kinh vào tháng 5/2022 bởi nó có thể bị hủy bất cứ lúc nào dù cô đã có được chiếc vé quý giá trong tay. Giờ đây, cô vẫn đang phải giam mình trong khách sạn với giá phòng đắt đỏ do ký túc xá của trường đại học nơi cô theo học đã đóng cửa.

“Tôi cảm thấy cô đơn khi không thể về đón Tết Nguyên đán cùng với gia đình”, nữ sinh viên Kelly Tang quê ở Bắc Kinh chia sẻ.

Cô Kelly Tang đang lo lắng chuyến bay từ Mỹ về Bắc Kinh vào tháng 5 này sẽ có thể bị hủy – Ảnh: NBC News

Ansley Leung, sinh viên một trường đại học ở Boston cũng cho biết, đường về quê nhà đang trở nên xa vời vợi bởi không chỉ giá vé máy bay đắt đỏ mà còn là các quy định cách ly thuộc hàng khắt khe nhất thế giới mà Trung Quốc áp dụng.

Leung cho biết, nếu từ Mỹ về Trung Quốc thì cô sẽ phải cách ly bắt buộc 14 ngày tại một cơ sở cách ly do nhà nước quản lý, và tiếp đó là thêm 7 ngày cách ly tại nhà.

“Như vậy, tôi sẽ chỉ còn chưa đầy một tuần để thăm gia đình và bạn bè trước khi quay lại Mỹ để tiếp tục học tập”, Leung nói. Chưa kể truyền thông Trung Quốc còn thường xuyên nhấn mạnh đến việc những sinh viên Trung Quốc du học ở nước ngoài là đối tượng nguy cơ cao với khả năng mang virus từ bên ngoài để lây lan cho người dân ở trong nước.

“Trên mạng xã hội ở Trung Quốc tràn ngập những lời kêu gọi du học sinh Trung Quốc đừng quay về nước bởi không ai muốn chào đón những người như chúng tôi”, cô Leung nói.

Giới chức Trung Quốc cho biết, họ sẽ vẫn tiếp tục kiên trì theo đuổi chiến lược “zero COVID” – Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images

Nguyễn Thuận (theo NBC News)

Chia sẻ bài viết:

Sở GD-ĐT Hà Nội đề xuất tiếp tục tuyển sinh chương trình song bằng

Hà Nội: Hôm nay thí sinh có thể sửa thông tin dự tuyển lớp 10

Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trên hệ thống từ ngày 26/4

Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam tuyển sinh 200 chỉ tiêu lớp 6

Hà Nội: 85.332 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Dù việc đánh giá học sinh khối 10 năm học 2022-2023 gắt gao hơn theo Chương trình GDPT 2018 song kết quả cho thấy tỷ lệ học sinh giỏi vẫn gia tăng…

Từ mai (15/5) học sinh khối 9 có thể điều chỉnh nguyện vọng lớp 10 đã đăng ký trước đó. Giáo viên chỉ rõ các trường hợp cần điều chỉnh nguyện vọng.

Bà Tô Thụy Diễm Quyên được Forbes Việt Nam bầu chọn là 1 trong 20 phụ nữ truyền cảm hứng năm 2023, là “người truyền lửa sáng tạo”.

Bộ GD-ĐT thông tin về kết quả thí sinh đăng ký trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Tối 13/5, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu thông tin chính thức về kỳ khảo sát năng lực vào lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa năm học 2023-2024.

Dù đã bị đình chỉ 40 trung tâm nhưng Apax Leaders vẫn tổ chức giảng dạy, đồng thời lại tiếp tục “câu giờ” không hoàn trả học phí.

Ngày 12/5/2023, Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) ký kết hợp tác cùng các đối tác triển khai chương trình đào tạo tiếng Anh Essential IELTS độc quyền…

Tỉ lệ chọi tuyển sinh vào lớp 10 ở 114 Trường THPT tại TPHCM năm 2023 có nhiều biến động theo chiều hướng tăng, đảo chiều, thí sinh cần cân nhắc.

UBND quận 1 vừa ban hành quyết định huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2023-2024.

Từ năm học 2023-2024, mức thu trường tiên tiến hội nhập tại TPHCM có thể lên đến 5 triệu đồng/học sinh/tháng, gấp hơn 3 lần so với hiện nay.

Chiều 12/5, Sở GD-ĐT TPHCM đã công bố số nguyện vọng 1 đăng ký vào 114 trường THPT.

Năm học 2023-2024, hệ thống giáo dục ngoài công lập, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TPHCM tuyển sinh 51.214 chỉ tiêu lớp 10.

Phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho hay, sẽ không chọn lại sách nếu danh mục sách giáo khoa đề xuất của trường không “khớp” với danh mục UBND TPHCM.

Năm 2023, Trường đại học Luật TPHCM dành 40% cho phương thức xét tuyển thẳng và xét tuyển sớm.

Năm 2023, tiếp tục có thêm các trường đại học mở rộng tuyển sinh khối ngành sức khỏe bằng tổ hợp xét tuyển không có môn sinh.

Thầy Lê Đức Duy – giáo viên thể dục, Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1) cùng đồng đội đã xuất sắc giành huy chương vàng SEA Games 32 môn võ Vovinam.

Trên cơ sở danh mục phê duyệt của Bộ GD-ĐT, UBND TPHCM đã phê duyệt danh mục sách giáo khoa chương trình mới các lớp 4, 8, 11 từ năm học 2023-2024.

Đó là phát biểu của lãnh đạo TPHCM tại buổi lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

Bạn đang xem bài viết: Du học sinh Trung Quốc: Nhọc nhằn cuộc hồi hương giữa “mùa COVID”. Thông tin được tạo bởi Trung Tâm Tiêng Anh Gemma chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Similar Posts