Giải bài 5: Đa thức sgk Toán 7 tập 2 trang 36

Toán học lớp 7 – Cánh Diều – Chương 5 – Bài 5 – Biến cố trong một số trò chơi đơn giản – Tiết 2
Toán học lớp 7 – Cánh Diều – Chương 5 – Bài 5 – Biến cố trong một số trò chơi đơn giản – Tiết 2

Giải bài 5: Đa thức sgk Toán 7 tập 2 trang 36

Thế nào là đa thức? Để biết chi tiết hơn, Tech12h xin chia sẻ với các bạn bài 5: Đa thức. Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Giải bài 5: Đa thức sgk Toán 7 tập 2 trang 36

Nội dung bài học gồm 2 phần:

  • Lý thuyết cần biết
  • Hướng dẫn giải bài tập SGK

A. Lý thuyết cần biết

1. Khái niệm đa thức

Đa thức là một đơn thức hoặc một tổng của hai hay nhiều đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó.

Nhận xét

  • Mỗi đa thức là một biểu thức nguyên.
  • Mỗi đơn thức cũng là một đa thức.

2. Thu gọn các số hạng đồng dạng trong đa thức

Nếu trong đa thức có chứa các số hạng đồng dạng thì ta thu gọn các số hạng đồng dạng đó để được một đa thức thu gọn.

Đa thức được gọi là đã thu gọn nếu trong đa thức không còn hai hạng tử nào đồng dạng.

3. Bậc của đa thức

Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 24: trang 38 sgk Toán 7 tập 2

Ở Đà Lạt, giá táo là \(x(đ/kg) \)và giá nho là \(y(đ/kg)\). Hãy viết biểu thức đại số biểu thị số tiền mua:

a) \(5 kg \)táo và \(8 kg \)nho.

b) \(10 \)hộp táo và \(15 \)hộp nho, biết mỗi hộp táo có \(12 kg \)và mỗi hộp nho có \(10 kg\)

Mỗi biểu thức tìm được ở hai câu trên có là đa thức không ?

Câu 25: trang 38 sgk Toán 7 tập 2

Tìm bậc của mỗi đa thức sau:

a. \(3x^2-\frac{1}{2}x+1+2x-x^2\)

b. \(3x^2+7x^3-3x^3+6x^3-3x^2\)

Câu 26: trang 38 sgk Toán 7 tập 2

Thu gọn đa thức sau:

\(Q=x^2+y^2+z^2+x^2-y^2+z^2+x^2+y^2-z^2\)

Câu 27: trang 38 sgk Toán 7 tập 2

Thu gọn rồi tính giá trị của đa thức P tại \(x=0.5\)và \(y=1\)

\(P=\frac{1}{3}x^2y+xy^2-xy+\frac{1}{2}xy^2-5xy-\frac{1}{3}x^2y\)

Câu 28: trang 38 sgk Toán 7 tập 2

Ai đúng ? Ai sai ?

Bạn Đức đố : “Bậc của đa thức \(M = x^6 – y^5 + x^4y^4 + 1 \)bằng bao nhiêu ?”

Bạn Thọ nói: “Đa thức M có bậc là 6”.

Bạn Hương nói: “Đa thức M có bậc là 5”.

Bạn Sơn nhận xét: “Cả hai bạn đều sai”.

Theo em, ai đúng ? Ai sai ? Vì sao ?

Bạn đang xem bài viết: Giải bài 5: Đa thức sgk Toán 7 tập 2 trang 36. Thông tin được tạo bởi Trung Tâm Tiêng Anh Gemma chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Similar Posts