Hạch Toán Chiết Khấu Thương Mại – Giảm Giá Hàng Bán

Ôn thi Toán hiệu quả hơn với PP Kiểm tra miệng | Tâm sự của cựu thủ khoa ĐH Ngoại Thương
Ôn thi Toán hiệu quả hơn với PP Kiểm tra miệng | Tâm sự của cựu thủ khoa ĐH Ngoại Thương

Hạch toán chiết khấu thương mại - giảm giá hàng bán

Chiết khấu thương mại là gì? giảm giá hàng bán là gì? Có các hình thức chiết khấu thương mại nào?… Trong bài viết dưới đây Nguyên lý kế toán sẽ thông tin đến bạn đọc những quy định và hướng dẫn cách hạch toán chiết khấu thương mại – giảm giá hàng bán theo Thông tư 200 và 133

Có thể bạn quan tâm: Review Học Kế Toán Thực Hành Ở Đâu Tốt?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

  • 1 I. CHIẾT KHẤU THƯƠNG MẠI
  • 2 II. GIẢM GIÁ HÀNG BÁN

I. CHIẾT KHẤU THƯƠNG MẠI

1. Chiết khấu thương mại là gì?

Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.

(Theo Chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác)

Tài khoản chiết khấu thương mại – giảm giá hàng bán

  • Nếu doanh nghiệp bạn sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200 thì hạch toán chiết khấu thương mại vào TK: 521 (TK 5211 – Chiết khấu thương mại, TK 5213 – Giám giá hàng bán)
  • Nếu doanh nghiệp bạn sử dụng chế độ kế toán the Thông tư 133 thì hạch toán chiết khấu thương mại vào TK: 511

Xem thêm: Hệ thống tài khoản theo Thông tư 200

Nội dung:

Chiết khấu thương mại phản ánh phần chiết khấu mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc thanh toán cho người mua hàng do họ đã mua hàng hóa với khối lượng lớn đã ghi trên hợp đồng kinh tế thỏa thuận về chiết khấu thương mại.

Ví dụ về chiết khấu thương mại

2. Các hình thức chiết khấu thương mại

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp muốn bán được hàng với khối lượng lớn luôn dùng chiết khấu thương mại. Chiết khấu thương mại có nhiều hình thức thực hiện cụ thể như sau

  • Chiết khấu thương mại theo từng lần mua hàng (Giảm giá hàng bán ngay trong lần mua hàng đầu tiên)
  • Chiết khấu thương mại sau nhiều lần mua hàng (Sau nhiều lần mua hàng mới đạt khối lượng hưởng chiết khấu).
  • Chiết khấu thương mại sau chương trình khuyến mại (Sau khi đã xuất hóa đơn bán hàng rồi mới tính toán chiết khấu được hưởng trong kỳ).

Mỗi hình thức chiết khấu đều có những quy định riêng và thực hiện xuất hóa đơn, kê khai thuế khác nhau. Tuy vậy, cũng có những quy định chung của nhà nước về khoản chiết khấu thương mại này, cùng tìm hiểu quy định về chiết khấu thương mại ở nội dung tiếp theo đây:

3. Quy định về chiết khấu thương mại

a. Quy định về hóa đơn chiết khấu thương mại

Theo quy định tại Điểm 2.5, Khoản 2, Phụ lục 4, Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn GTGT hàng chiết khấu thương mại:

“2.5. Hàng hóa, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.

Nếu việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.”

⇒ Vì vậy cần chia làm 3 trường hợp viết hóa đơn có chiết khấu thương mại.

  • Trường hợp 1: Viết hóa đơn chiết khấu thương mại theo từng lần mua hàng
  • Trường hợp 2: Viết hóa đơn chiết khấu thương mại khi mua hàng với số lượng lớn
  • Trường hợp 3: Viết hóa đơn số tiền chiết khấu khi kết thúc chương trình khuyến mại

b. Quy định về thuế GTGT của hàng bán có chiết khấu thương mại

Tại Khoản 22, Điều 7, Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về giá tính thuế của hàng bán có chiết khấu thương mại như sau:

“Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.”

⇒ Hàng hóa có chiết khấu thương mại thì giá tính thuế là giá đã chiết khấu. Trường hợp chiết khấu sau khi đã xuất hóa đơn bán hàng (Chiết khấu thương mại sau nhiều lần mua hàng, hoặc sau chương trình khuyến mại) thì bên bán phải xuất hóa đơn điều chỉnh ghi rõ số chiết khấu, doanh thu, thuế cần điều chỉnh. Hai bên sẽ căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh để điều chỉnh doanh thu mua, bán và thuế của mình.

c. Quy định về Thuế TNDN

Theo những quy định và hướng dẫn trên, chiết khấu hàng bán sau khi xuất hóa đơn điều chỉnh thì bên bán và bên mua đều điều chỉnh giảm doanh thu mua vào bán ra không kê khai khi tính thuế TNDN.

4. Phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

Chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng” (Theo Chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác)

Chiết khấu thanh toán được hạch toán khi khách hàng thanh toán trong hoặc trước thời hạn mà 2 bên đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán.

Nội dung:

Chiết khấu thanh toán không được ghi giảm giá trên hóa đơn bán hàng. Đây là một khoản chi phí tài chính công ty chấp nhận chi cho người mua. Người bán lập phiếu chi, người mua lập phiếu thu để trả và nhận khoản chiết khấu thanh toán. Các bên căn cứ chứng từ thu, chi tiền để hạch toán kế toán và xác định thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.

5. Cách hạch toán chiết khấu thương mại theo Thông tư 133 và 200

a. Chiết khấu thương mại theo từng lần mua hàng

BÊN BÁN:

– Cách hạch toán chiết khấu thương mại bên bán hàng:

Nợ TK 111, 112, 131: Tổng số tiền trên hoá đơn

Có 511: Tổng số tiền (chưa có Thuế)

Có 3331: Thuế GTGT

BÊN MUA:

– Cách hạch toán chiết khấu thương mại được hưởng:

Nợ TK: 156: Tổng số tiền (chưa có Thuế)

Nợ TK: 1331: Thuế GTGT

Có TK: 111, 112, 331: Số tiền trên hoá đơn

– Vì số tiền Chiết khấu thương mại đã trừ trước khi viết hóa đơn (tức là trên hóa đơn là giá đã giảm rồi) nên các bạn hạch toán theo số tiền trên hóa đơn. (Trường hợp này thì khi hạch toán không phản ánh khoản chiết khấu thương mại).

b. Chiết khấu thương mại sau nhiều lần mua hàng

– Trường hợp này sẽ có 2 TH xảy ra đó là:

  • TH1: Nếu số tiền chiết khấu thương mại – giảm giá hàng bán mà < giá trị hoá đơn cuối cùng ⇒ Thì có thể sẽ trừ trực tiếp trên hoá đơn cuối cùng đó.
  • TH2: Nếu số tiền chiết khấu thương mại – giảm giá hàng bán mà > giá trị hoá đơn cuối cùng ⇒ Thì sẽ phải lập 1 hoá đơn điều chỉnh giảm

# Cách hạch toán chiết khấu thương mại – Giảm giá hàng bán TH1

BÊN BÁN:

Nợ TK 131, 111, 112: Tổng số tiền đã chiết khấu

Có 511: Tổng số tiền đã chiết khấu

Có 3331: Thuế GTGT

BÊN MUA:

Nợ TK: 156: Giá trên hoá đơn

Nợ TK: 1331: Thuế GTGT

Có TK: 111, 112, 331: Số tiền đã trừ khoản chiết khấu

#Cách hạch toán chiết khấu thương mại – Giảm giá hàng bán TH2

BÊN BÁN:

– Phản ánh số tiền chiết khấu thương mại:

Nợ TK 521: Số tiền Chiết khấu thương mại:10.000.000 (Nếu theo TT 133 thì hạch toán vào Nợ 511)

Nợ TK 3331: Số tiền thuế GTGT được điều chỉnh giảm: 1.000.000

Có TK 131, 111, 112 : 11.000.000

– Cuối kỳ kế toán, kết chuyển ghi: (Nếu theo TT 133 sẽ có bút toàn này nhé)

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu.

BÊN MUA:

+ Nếu hàng chiết khấu thương mại đó còn tồn trong kho ghi giảm giá trị hàng tồn kho;

Nợ TK 331, 111, 112….: Số tiền Chiết khấu thương mại

Có TK: 156: Giảm giá trị hàng tồn kho.

Có TK: 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ.

+ Nếu hàng đó đã bán thì ghi giảm giá vốn hàng bán;

Nợ TK 331, 111, 112….: Số tiền Chiết khấu thương mại

Có TK: 632: Giảm giá vốn.

Có TK: 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ.

+ Nếu hàng đó đã đưa vào sản xuất kinh doanh, quản lý … thì ghi Giảm Chi phí đó:

Nợ TK 331, 111, 112….: Số tiền Chiết khấu thương mại

Có TK: 154, 642 … Giảm chi phí tương ứng.

Có TK: 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ

+ Nếu hàng đó đã sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản thì ghi giảm chi phí xây dựng cơ bản.

Nợ TK 331, 111, 112….: Số tiền Chiết khấu thương mại

Có TK: 241: Giảm chi phí xây dựng cơ bản.

Có TK: 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ.

c. Chiết khấu thương mại sau chương trình khuyến mại

Chú ý: Trường hợp 3 này cũng xử lý tương tự như Trường hợp số 2 trong phần 2 bên trên nhé (Tức là phải xuất 1 hoá đơn điều chỉnh)

– Dựa vào hoá đơn điều chỉnh các bạn hạch toán như sau:

BÊN BÁN:

– Phản ánh số chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ:

Nợ TK 521: Số tiền Chiết khấu thương mại. (Nếu theo TT 133 thì hạch toán vào Nợ 511)

Nợ TK 3331: Số tiền thuế GTGT được điều chỉnh giảm

Có TK 131, 111, 112 …

– Cuối kỳ kế toán, kết chuyển ghi: (Nếu theo TT 133 sẽ có bút toàn này nhé)

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu.

BÊN MUA:

Chú ý: Trường hợp điều chỉnh vào cuối kỳ thì Bên mua thì cần chú ý 3 trường hợp như sau nhé:

+ Nếu hàng chiết khấu thương mại đó còn tồn trong kho ghi giảm giá trị hàng tồn kho;

Nợ TK 331, 111, 112….: Số tiền Chiết khấu thương mại

Có TK: 156: Giảm giá trị hàng tồn kho.

Có TK: 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ.

+ Nếu hàng đó đã bán thì ghi giảm giá vốn hàng bán;

Nợ TK 331, 111, 112….: Số tiền Chiết khấu thương mại

Có TK: 632: Giảm giá vốn.

Có TK: 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ.

+ Nếu hàng đó đã đưa vào sản xuất kinh doanh, quản lý … thì ghi Giảm Chi phí đó:

Nợ TK 331, 111, 112….: Số tiền Chiết khấu thương mại

Có TK: 154, 642 … Giảm chi phí tương ứng.

Có TK: 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ

+ Nếu hàng đó đã sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản thì ghi giảm chi phí xây dựng cơ bản.

Nợ TK 331, 111, 112….: Số tiền Chiết khấu thương mại

Có TK: 241: Giảm chi phí xây dựng cơ bản.

Có TK: 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ.

Lưu ý: Nếu DN bạn kê khai thuế GTGT theo pp Trực tiếp:

– Hạch toán khoản chiết khấu thương mại:

Nợ TK 521- Chiết khấu thương mại (Nếu theo TT 133 thì hạch toán vào Nợ 511)

Có TK 131- Phải thu của khách hàng

– Hạch toán doanh thu bán hàng:

Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng

Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

II. GIẢM GIÁ HÀNG BÁN

1. Giảm giá hàng bán là gì?

Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.”

(Theo Chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác)

Tài khoản giảm giá hàng bán

2. Cách hạch toán giảm giá hàng bán

Hạch toán hàng giảm giá vào tài khoản 532. Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ từ chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hàng và phát hành hoá đơn do hàng kém chất lượng, mất phẩm chất…

Cách hạch toán giảm giá hàng bán

BÊN BÁN

Nợ 532 (Giảm giá hàng bán theo giá chưa có thuế)

Nợ 3331

Có 131

+ Nếu giảm giá trong cùng kỳ thì tờ hóa đơn này sẽ được kê vào bảng kê 02GTGT với số âm.

+ Nếu giảm giá khác kỳ thì tờ hóa đơn này sẽ ghi vào bảng kê 02A, lên tờ khai thuế ở mục điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu ra.

BÊN MUA

Nợ 331

Có 156

Có 133

Xem thêm:

  • Hướng Dẫn Hạch Toán Thanh Lý Tài Sản Cố Định
  • Hạch toán chi phí nguyên vật liệu
  • Cách hạch toán chi phí bảo hành sản phẩm
  • Hạch toán giá thành sản xuất theo thông tư 200
  • Hướng Dẫn Hạch Toán Thuế TNDN

Trên đây là chi tiết cách hạch toán chiết khấu thương mại – giảm giá hàng bán theo Thông tư 200 và 133. Để làm chủ được các tài khoản kế toán các bạn có thể tham khảo video dưới đây:

Bạn đang xem bài viết: Hạch Toán Chiết Khấu Thương Mại – Giảm Giá Hàng Bán. Thông tin được tạo bởi Trung Tâm Tiêng Anh Gemma chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Similar Posts