Học online cùng HOCMAI: Ngữ văn 7 – Đặc điểm của văn bản nghị luận (tiết 1)

Cách Câu “NHIỀU TÀU NGẦM” \u0026 Lấy Top 1 Cuộc Thi Câu Rác | Play Together #sunnieegaming
Cách Câu “NHIỀU TÀU NGẦM” \u0026 Lấy Top 1 Cuộc Thi Câu Rác | Play Together #sunnieegaming

Văn bản nghị luận là một trong những thể loại ta thường gặp trong đời sống, nhằm đưa ra những luận điểm, lý lẽ để thuyết phục người đọc hiểu và đồng tình với quan điểm của mình. Trong bài giảng này thầy Nguyễn Phi Hùng sẽ hướng dẫn học sinh rõ hơn về đặc điểm của văn bản nghị luận. Cùng xem video dưới đây nhé!

1. Luận điểm trong bài văn nghị luận

a, Khái niệm: Ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng nền trong bài văn nghị luận.

Ví dụ: Xác định luận điểm trong đoạn trích: Chống nạn thất học (Hồ Chí Minh):
– Ở nhan đề: Nêu khái quát: Chống nạn thất học.
– Câu văn: Nêu cụ thể: Mỗi người Việt Nam… biết đọc biết viết chữ quốc ngữ -> nêu đầy đủ luận điểm của đoạn văn.
– Câu văn/đoạn văn:

  • Luận điểm 1: Người biết chứ phải dạy cho người chưa biết chữ.
  • Luận điểm 2: Người chưa biết chữ phải ra sức học chữ.

b, Vai trò của luận điểm:
– Là linh hồn (chủ đề, tư tưởng) của bài văn.
– Là yếu tố tạo nên sự thống nhất, nối tiếp giữa các phần trong bài văn.

c, Yêu cầu của luận điểm:
Luận điểm phải chính xác về nội dung, rõ ràng về hình thức, đáp ứng những yêu cầu thực tế.

2. Luận cứ trong bài văn nghị luận

a, Khái niệm: Những lí lẽ, dẫn chứng để làm cơ sở cho luận điểm.

Ví dụ: Đoạn trích: “Chống nạn thất học” (Hồ Chí Minh)
– Luận điểm: Mỗi người Việt Nam cần học đọc, biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.
– Luận cứ 1: Tại sao phải chống nạn thất học.

  • Lí lẽ 1: Ngày xưa, Pháp thực hiện ngu dân -> 96% dân số mù chữ.
  • Lí lẽ 2: Ngày nay, đất nước độc lập nên phải chống nạn thất học.

– Luận cứ 2: Làm thế nào để chống nạn thất học.

  • Lí lẽ 1: Người biết chữ dạy người chưa biết.
  • Lí lẽ 2: Người chưa biết chữ ra sức học chữ.

-> Cùng với những dẫn chứng cụ thể để chứng minh việc chống nạn thất học là khả thi.

b, Vai trò của luận cứ: làm cơ sở cho luận điểm.

c, Yêu cầu:
– Đúng đắn phù hợp với các nguyên lý tự nhiên, lẽ phải vốn có.
– Chân thật với thực tế khách quan.
– Chọn dẫn chứng tiêu biểu.

Trên đây là hệ thống kiến thức bài đặc điểm của văn bản nghị luận. Qua bài giảng học sinh cần nắm được một văn bản nghị luận gồm có hệ thống luận điểm, luận cứ, dẫn chứng, liên kết với nhau chặt chẽ thông qua các phép liên kết.

Để đảm bảo việc học tại nhà hiệu quả, lượng kiến thức không bị gián đoạn, đứt gãy, phụ huynh và các bạn học sinh hãy theo dõi chương trình “Học online cùng HOCMAI” được phát sóng trực tiếp trên Fanpage HOCMAI.VN THCS và kênh Youtube HOCMAI THCS.

Ngoài ra để học sinh chủ động bổ sung thêm nhiều kiến thức mới trước khi quay lại trường, phụ huynh có thể tham khảo ngay Chương trình Học Tốt 2019 – 2020 tại HOCMAI cho con em mình.

Chương trình gồm hệ thống bài giảng chi tiết, chất lượng, bám sát chương trình học của Bộ GD&ĐT. Bên cạnh đó là kho bài tập phong phú, đa dạng, có các dịch vụ hỗ trợ tiện ích không chỉ giúp học sinh học hành thuận tiện mà còn giúp phụ huynh dễ dàng kiểm tra, đánh giá được tình hình học tập của con.

>>> Đăng ký học thử miễn phí TẠI ĐÂY

Thông tin chi tiết liên hệ ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.

Bạn đang xem bài viết: Học online cùng HOCMAI: Ngữ văn 7 – Đặc điểm của văn bản nghị luận (tiết 1). Thông tin được tạo bởi Trung Tâm Tiêng Anh Gemma chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Similar Posts