Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng rất đơn giản
Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng rất đơn giản

Nếu bạn có số tiền dư kha khá trong tài khoản ngân hàng, việc để chết tiền trong thẻ như thế xét ra cũng hơi lãng phí. Bạn có thể nghĩ đến việc làm sổ tiết kiệm để kiếm thêm ít tiền lãi mỗi tháng. Nếu bạn có đăng ký Internet banking của ngân hàng rồi, thì bạn có thể mở sổ tiết kiệm online luôn mà không cần phải ra phòng giao dịch để làm, điều này tiết kiệm được khá nhiều thời gian và cũng dễ dàng rút tiền online về tài khoản khi đến ngày tất toán.

Phổ biến nhất vẫn là gói gửi tiết kiệm thường, kỳ hạn gửi và lãnh tiền lãi theo tháng/quý.

Công thức tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng

› Tính theo số ngày gửi:

Tiền lãi = Tiền gửi x Lãi suất/365 x Số ngày gửi
Tiền lãi = (Tiền gửi x Lãi suất x Số ngày gửi) / 365

Tiền lãi = (Tiền gửi x Lãi suất x Số ngày gửi) / 365

› Tính theo số tháng gửi:

Tiền lãi = Tiền gửi x Lãi suất/12 x Số tháng gửi
Tiền lãi = (Tiền gửi x Lãi suất x Số tháng gửi) / 12

Tiền lãi = (Tiền gửi x Lãi suất x Số tháng gửi) / 12

Chi tiết cách tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng
(Ví dụ cụ thể với ngân hàng Vietcombank)

(Ví dụ cụ thể với ngân hàng Vietcombank)

Ví dụ: Bảng tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng Vietcombank.

  • Cơ sở tính lãi là 365 ngày.
  • Lãi được tính trên số ngày thực tế.

1. Gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Gửi tiết kiệm không kỳ hạn có nghĩa là bạn có thể rút tiền bất cứ lúc nào.

  • Ưu điểm: Tiện lợi.
  • Nhược điểm: Mức lãi suất rất thấp.

Tiền lãi từ ngày 04/01 đến ngày 31/01 (27 ngày):

  • Tiền lãi = 5,000,000 x 1.2%/365 x 27 = 4,438.3561 ~= 4,438đ

Tiền lãi từ ngày 31/01 đến ngày 31/04 (92 ngày):

  • Tiền lãi = 2,000,000 x 1.2%/365 x 92 = 6,049.3150 ~= 6,049đ

[*] Tiền lãi này được tự động cộng dồn vào tài khoản của bạn mỗi cuối tháng.

2. Gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Gửi tiết kiệm có kỳ hạn nghĩa là đến hạn bạn mới được rút cả tiền gốc và lãi.

  • Ưu điểm: Lãi suất cạnh tranh.
  • Nhược điểm: Nếu rút trước hạn, lãi suất sẽ bị tính về lãi suất không kỳ hạn.

Tiền lãi từ ngày 01/01 đến ngày 01/07 (6 tháng):

  • Tiền lãi = 10,000,000 x 5.5%/12 x 6 = 274,9999 ~= 275,000đ

[*] Sau khi tất toán, tổng cộng tiền bạn có:

  • Tiền rút về = 10,000,000 + 275,000 = 10,275,000đ

3. Gửi tiết kiệm có kỳ hạn, nhưng rút trước kỳ hạn thì sao?

Nếu bạn đăng ký gói gửi tiết kiệm 12 tháng. Nhưng mới gửi được 10 tháng, bạn có chuyện đột xuất cần rút tiền xài thì bạn có rút được không?

› Câu trả lời là được nhé.

Lúc này, do bạn tất toán trước kỳ hạn, nên số tiền bạn gửi sẽ bị tính về lãi suất không kỳ hạn là 0.1% (theo ngân hàng Vietcombank).

Ví dụ: Bạn gửi tiết kiệm 15,000,000 gói 12 tháng với lãi suất 6.6% vào ngày 01/01. Nhưng mới được 10 tháng (tức ngày 01/11) bạn cần tiền nên tất toán sớm. Lúc này tiền lãi bạn nhận được sẽ là:

  • Tiền lãi = 15,000,000 x 0.1%/12 x 10 = 12,500đ (khá ít)

Nếu bạn cố thêm 2 tháng nữa mới rút, tiền lãi sẽ là:

  • Tiền lãi = 15,000,000 x 6.6%/12 x 12 = 990,000đ

[*] Bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi rút, tiền lãi chênh lệch khá là lớn luôn đấy.

4. Gửi tiết kiệm có kỳ hạn, nhưng đến hạn không rút hoặc quên rút?

Nếu bạn đăng ký gói gửi tiết kiệm 3 tháng. Đến ngày đến hạn, bạn quên tất toán rút tiền về thì sao?

› Nếu đến hạn mà bạn không tất toán, số tiền đó (cả gốc và lãi) sẽ được tự động gia hạn tiếp.

Ví dụ: Bạn gửi tiết kiệm 7,000,000đ gói 3 tháng với lãi suất 4.8% vào ngày 01/01. Đến ngày 01/04 là ngày tất toán rút tiền về bạn lại không tất toán. Thì số tiền 7,000,000 đó + với tiền lãi trong 3 tháng của bạn sẽ được tự động gia hạn gửi với gói 3 tháng nữa.

Tiền lãi từ ngày 01/01 đến ngày 01/04 (3 tháng):

  • Tiền lãi = 7,000,000 x 4.8%/12 x 3 = 84,000đ

Tiền gửi tự động gia hạn 3 tháng tiếp theo (01/04 đến 01/07):

  • Tiền gửi tự động gia hạn = 7,000,000 + 84,000 = 7,084,000đ

Như vậy, để tất toán đúng hạn, bạn sẽ tất toán vào ngày 01/07, tiền lãi sẽ là:

  • Tiền lãi = 7,084,000 x 4.8%/12 x 3 = 85,008đ

[*] Sau khi tất toán, tổng cộng tiền bạn có:

  • Tiền rút về = 7,084,000 + 85,008 = 7,169,008đ

Bản quyền bài viết thuộc về/ CTG blog

Bạn đang xem bài viết: Hướng dẫn cách tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng. Thông tin được tạo bởi Trung Tâm Tiêng Anh Gemma chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.