Hướng dẫn lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh chuẩn chỉnh nhất

báo cáo kết quả kinh doanh

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh là 1 trong 3 bảng báo cáo quan trọng của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh – thứ làm nên sự thành công của một doanh nghiệp. Vậy cách lập bảng báo cáo và cách đọc báo cáo như thế nào cho đúng? Hãy cùng Infina tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh là gì?

Báo cáo hoạt động kinh doanh có tên tiếng anh là Income Statement. Đây là bảng báo cáo chỉ ra kết quả giữa thu nhập và chi phí trong hoạt động kinh doanh từng kỳ nhất định. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh còn gọi là báo cáo lãi – lỗ của doanh nghiệp. Bảng báo cáo này sẽ phản ánh chính xác kết quả kinh doanh trong từng thời kỳ kế toán và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.

Vai trò

Như đã nêu trên, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng. Có thể kể đến như:

  • Giúp người đọc báo cáo kết quả kinh doanh nắm được tình hình tài chính. Tình hình tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trong từng thời kỳ cụ thể.
  • Nó đóng vai trò giúp người đọc dễ dàng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ này và các kỳ trước.
  • Người đọc báo cáo hoạt động kinh doanh dễ dàng nắm được các chi phí phát sinh. Lãi lỗ của doanh nghiệp và có thể đưa ra những định hướng, phương pháp khắc phục. Cũng như các hoạch định của hoạt động kinh doanh trong tương lai.

Cách lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Các thành phần trong bảng báo cáo hoạt động kinh doanh

Để biết được cách lập báo cáo hoạt động kinh doanh đầy đủ và chuẩn xác. Trước hết bạn cần biết được các thành phần trong bản báo cáo này.

Các thành phần chính trong báo cáo hoạt động kinh doanh bao gồm:

  • Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là doanh thu của doanh nghiệp thông qua các hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ.
  • Giá vốn bán hàng: Bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí vận chuyển, nhân công liên quan đến nguyên liệu thô.
  • Lợi nhuận gộp: Lợi nhuận của doanh nghiệp trước khi tính các chi phí khác.

Công thức tính lợi nhuận gộp = Doanh thu bán hàng – Giá vốn bán hàng

  • Chi phí hoạt động: Bao gồm các chi phí để duy trì hoạt động kinh doanh. Các chi phí có thể kể đến là quản lý và vận hành, chi phí nhân công. Chi phí bán hàng và các chi phí khác liên quan đến hoạt động kinh doanh.
  • Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: Đây là chỉ tiêu cho thấy hoạt động cốt lõi tạo ra lãi của doanh nghiệp. Nếu lợi nhuận cốt lõi càng cao thì hoạt động kinh doanh của công ty càng bền vững.
  • Chi phí lãi vay: Là toàn bộ chi phí lãi mà công ty/ doanh nghiệp. Cần phải thanh toán cho chủ nợ trong kỳ báo cáo hoạt động kinh doanh này.
  • Thu nhập trước thuế: Toàn bộ thu nhập trước khi phải nộp cho cơ quan quản lý nhà nước.
  • Thu nhập và lợi nhuận sau thuế: Toàn bộ thu nhập còn lại của doanh nghiệp sau khi đã trừ thu nhập trước thuế.

Lập bảng báo cáo kinh doanh theo thông tư 133 và 200

Hiện nay, có 2 cách lập báo cáo hoạt động kinh doanh. Đó là lập báo cáo theo thông tư 133 và 200. Tùy theo quy mô và tổ chức của doanh nghiệp mà bạn có thể chọn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phù hợp.

Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo thông tư 133

Lập báo cáo kết quả kinh doanh bao gồm các mục chỉ tiêu, mã số, thuyết minh, năm nay và năm trước.

  • Chỉ tiêu: Bao gồm tất cả các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động kinh doanh như chi phí, giá vốn, doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Mã số: Ký hiệu quy định trong kế toán doanh nghiệp.
  • Thuyết minh: Mục cần lưu ý và giải thích phù hợp với các chỉ tiêu trong bảng báo cáo.
  • Năm nay, năm trước: Có thể thay thế bằng các kỳ báo cáo hoạt động theo thường niên như quý, tháng.

Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo thông tư 200

Một số doanh nghiệp vẫn thực hiện báo cáo kết quả kinh doanh theo thông tư 200. Vậy bạn cũng nên lưu ý về cách lập báo cáo theo mẫu thông tư 200 nữa nhé.

Tương tự như thông tư 133. Thông tư 200 quy định về các mục trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như: Chỉ tiêu, mã số, thuyết minh, năm nay và năm trước.

Tuy nhiên, thông tư 200 áp dụng cho các doanh nghiệp, công ty có vốn hóa lớn. Và các công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán.

Cách nhận xét bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Bên cạnh việc lập báo cáo kết quả kinh doanh. Đọc hiểu và đưa ra nhận xét về tình hình kinh doanh trong quý, năm hoặc kỳ kế toán rất quan trọng.

Cách đọc bảng báo cáo

Để có thể đọc một bảng báo cáo hoạt động kinh doanh chuẩn và chuyên nghiệp. Trước hết bạn nên áp dụng các bước sau đây:

  • Bước 1: Tách riêng chi phí và doanh thu trong kỳ báo cáo.
  • Bước 2: Tính toán từng doanh thu riêng trong tổng doanh thu. Tính từng chi phí trong tổng chi phí của kỳ kế toán.
  • Bước 3: So sánh các chi phí, doanh thu trong năm (kỳ) này so với năm (kỳ) trước.

Nhận xét

Sau khi đã đọc chính xác số liệu và có sự so sánh các chỉ tiêu trong kỳ hoạt động kinh doanh. Tiếp theo, tiến hành nhận xét kết quả kinh doanh theo bảng báo cáo.

Nhận xét kết quả kinh doanh giúp doanh nghiệp, nhà lãnh đạo có cái nhìn tổng quát về tình hình kinh doanh trong kỳ. Giúp đưa ra những chiến lược cụ thể cho từng chỉ tiêu, nhằm đối đa hóa lợi nhuận trong kỳ kế tiếp.

Lời kết

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh. Nhờ đó doanh nghiệp có thể phát triển hay thay đổi mô hình kinh doanh hiện tại. Các chi phí phát sinh và bài toán lợi nhuận của doanh nghiệp mình.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

Bạn đang xem bài viết: Hướng dẫn lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh chuẩn chỉnh nhất. Thông tin được tạo bởi Trung Tâm Tiêng Anh Gemma chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Similar Posts