Kinh nghiệm đổi sữa cho trẻ sơ sinh: Khi nào nên đổi và cách đổi đúng

1. Khi nào nên đổi sữa cho trẻ sơ sinh?

Nhiều ba mẹ thắc mắc khi nào nên đổi sữa cho trẻ sơ sinh, nhất là những người lần đầu làm cha làm mẹ. Do đó chúng tôi sẽ nêu ra một số đặc điểm, biểu hiện của trẻ chưa phù hợp với sữa đang dùng, ba mẹ nên tham khảo để có thêm thông tin trước khi đổi sữa cho bé nhé.

Ba mẹ nên biết khi nào nên đổi sữa cho trẻ sơ sinh

1.1 Bé bị dị ứng

Bé bị dị ứng mà không phải xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì có thể do bé bị dị ứng 1 thành phần nào đó của sữa, hoặc thường thấy là dị ứng đạm sữa bò. Ba mẹ nên đổi sang sữa dê cho trẻ.

1.2 Bé bị tiêu chảy sau khi uống sữa

Nếu bé bị tiêu chảy sau khi uống sữa và ba mẹ đã đảm bảo pha sữa đúng công thức và hướng dẫn. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc hàm lượng dinh dưỡng trong sữa không phù hợp với thể trạng của bé và nên đổi sữa.

1.3 Chậm hoặc không lên cân

Nếu bé chậm hoặc không lên cân thì chứng tỏ bé chưa thực sự phù hợp với sữa đang dùng. Bởi cân nặng của trẻ sơ sinh phải tăng rõ rệt trong 6 tháng đầu đời. Vậy nên nếu bé không lên cân hoặc lên cân ít thì ba mẹ nên cân nhắc đổi sữa cho bé.

2. Kinh nghiệm đổi sữa cho trẻ sơ sinh ba mẹ nhất định phải nhớ

Dưới đây là một số kinh nghiệm đổi sữa cho trẻ sơ sinh cực kỳ cần thiết mà ba mẹ cần phải nhớ. Bởi hệ thống tiêu hoá của trẻ còn rất non nớt, nếu không biết cách đổi có thể sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá và khả năng hấp thụ của trẻ.

Kinh nghiệm đổi sữa cho trẻ sơ sinh mà ba mẹ cần phải biết

2.1 Đổi sữa từ từ

Mỗi hãng sữa, loại sữa sẽ có những hàm lượng dinh dưỡng khác nhau và không phải trẻ sơ sinh nào cũng phù hợp. Vậy nên khi nhận thấy bé không hợp sữa với những biểu hiện kể trên thì nên đổi sữa để bé có sự phát triển toàn diện hơn. Tuy nhiên ba mẹ không nên đổi sữa đột ngột kiểu cắt hẳn sữa cũ và chuyển sang sữa mới cho trẻ mà nên đổi từ từ. Nếu bé ngày uống 5 cữ sữa thì nên đổi như sau:

– Ngày 1 – 2: uống 4 cữ sữa cũ + 1 cữ sữa mới

– Ngày 3 – 5: Ngày uống 3 cũ + 2 mới

– Ngày 6 – 8: Ngày uống 2 cũ + 3 mới

Từ ngày thứ 9 trở đi có thể cắt hoàn toàn sữa cũ và chuyển hẳn sang sữa mới để bé sử dụng. Cách đổi sữa như thế này sẽ giúp cơ thể bé thích nghi dần với hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa mới.

2.2 Theo dõi phản ứng của trẻ

Tiếp đến đó chính là theo dõi phản ứng của trẻ về loại sữa mới đổi như thế nào. Nếu trẻ có bất cứ phản ứng nào như: nôn trớ, nổi mẩn ngứa, tiêu chảy,… thì phải lập tức dừng sữa đó lại. Đối với trẻ sơ sinh có thể tìm các loại sữa nhạt và có vị gần với sữa mẹ nhất như Meiji, Morinaga, NAN,…

Hãy theo dõi phản ứng của trẻ sau khi sử dụng sữa mới

2.3 Chọn theo vị sữa mà bé thích

Hiện nay, sữa công thức, sữa bột của trẻ sơ sinh cũng khá đa dạng về vị như: sữa vị nhạt như sữa mẹ, sữa có vị hơi ngọt, sữa vị dâu, cam,…

Nếu trẻ có sự yêu thích đặc biệt với vị sữa nào, ba mẹ nên theo đó để đổi sang các hãng khác với hàm lượng dinh dưỡng phù hợp hơn. Như vậy khả năng thích ứng với sữa mới của trẻ sẽ nhanh hơn.

2.4 Tham khảo ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng

Đối với những trường hợp bé bị dị ứng nặng với đạm hay sữa bò, trước khi đổi sữa, các ba mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có được sự lựa chọn phù hợp. Tránh đổi sữa cho trẻ quá nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, chiều cao và trí tuệ của trẻ.

Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm đổi sữa cho trẻ sơ sinh chi tiết nhất mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng sẽ giúp các ba mẹ có thêm những thông tin cần thiết khi đang có ý định đổi sữa cho bé yêu của mình. Ngoài ra đừng quên cập nhật Websosanh.vn của chúng tôi mỗi ngày để có thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé.

Bạn đang xem bài viết: Kinh nghiệm đổi sữa cho trẻ sơ sinh: Khi nào nên đổi và cách đổi đúng. Thông tin được tạo bởi Trung Tâm Tiêng Anh Gemma chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Similar Posts