Lập dàn ý tả chiếc đồng hồ báo thức siêu hay
Lập dàn ý tả chiếc đồng hồ báo thức siêu hay
Tập làm văn lớp 5: Lập dàn ý tả chiếc đồng hồ báo thức gồm 5 mẫu, giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, biết cách lập dàn ý bài văn miêu tả đồng hồ báo thức quen thuộc thật chi tiết, đầy đủ. Mời các em tham khảo.
Dưới đây là 5 mẫu dàn ý tả đồng hồ báo thức ngắn gọn, dàn ý tả chiếc đồng hồ báo thức chi tiết lớp 5 được thực hiện bởi HoaTieu.vn. Các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.
Dàn ý tả đồng hồ báo thức ngắn gọn
1. Lập dàn ý tả chiếc đồng hồ báo thức số 1
1. Mở bài: Giới thiệu về chiếc đồng hồ báo thức của em
– Ai mua cho em?
– Đồng hồ báo thức được mua vào lúc nào?
2. Thân bài
– Tả bao quát chiếc đồng hồ
- Màu sắc gì?
- Hình dáng: to hay nhỏ? tròn hay vuông?
– Tả chi tiết
- Mặt đồ hồ có màu gì? In hình gì?
- Chi tiết đồng hồ: Chữ, số trên đồng hồ ra sao?
- Có bao nhiêu cây kim
- Phía sau đồng hồ có gì? Màu sắc
3. Kết bài
– Khẳng định lại tầm quan trọng của chiếc đồng hồ
– Tình cảm của em với chiếc đồng hồ báo thức
2. Dàn ý tả chiếc đồng hồ báo thức ngắn số 2
1. Mở bài
– Giới thiệu về chiếc đồng hồ báo thức:
- Ai tặng cho em chiếc đồng hồ báo thức đó? Tặng vào dịp gì?
- Em sử dụng chiếc đồng hồ bao lâu rồi? Em có thích nó không?
2. Thân bài
– Miêu tả bao quát chiếc đồng hồ:
- Tả hình dáng đồng hồ: Hình dạng, kích thước ra sao? (có thể so sánh với các đồ vật khác khi miêu tả kích cỡ của đồng hồ)
- Đồng hồ được làm từ chất liệu gì: kim loại, vàng, bạch kim, nhựa…? Có màu sắc gì?
- Đồng hồ theo phong cách đơn giản, cầu kì hay dễ thương?
– Miêu tả chi tiết chiếc đồng hồ: Tả từng bộ phận cái đồng hồ:
- Phần mặt số: tả họa tiết, hoa văn, chữ số, kim giờ, kim phút, kim giây,…
- Tả các nút điều chỉnh: màu sắc, kích thước, vị trí, chức năng…
– Công dụng của chiếc đồng hồ: xem giờ, báo thức em biết giờ giấc, trang trí góc học tập…
3. Kết bài
- Tình cảm và cách bảo quản của em dành cho chiếc đồng hồ báo thức để giữ gìn nó luôn mới và sạch đẹp
3. Lập dàn ý tả cái đồng hồ báo thức lớp 5 số 3
1. Mở bài
Nhân dịp sinh nhật, bà nội tặng cho em một chiếc đồng hồ báo thức để bàn rất xinh.
2. Thân bài
– Miêu tả khái quát:
- Chiếc đồng hồ của em mang hình dáng của chú mèo máy Doremon tinh nghịch, đáng yêu. Chiếc đồng hồ khoác lên mình màu xanh da trời thật đẹp mắt.
– Mặt trước đồng hồ:
- Bên trong là các chữ số từ một đến mười hai được xếp thành vòng tròn xinh xắn, đúng thứ tự.
- Khi bác pin đồng hồ thức dậy thì cũng là lúc cuộc chạy đua của ba anh em nhà kim bắt đầu.
- Anh kim giờ lớn tuổi nhất, mập mạp nhất nên chạy chậm nhất.
- Anh hai kim phút nhỏ hơn anh cả kim giờ một chút nên tốc độ nhanh hơn.
- Nhưng người thắng cuộc luôn là em kim giây nhanh nhẹn.
- Ba anh em nhà kim còn có thêm một người bạn hàng xóm đó là bạn kim báo thức. Bạn kim này giúp em luôn không bị muộn giờ đến lớp.
– Mặt sau đồng hồ:
- Đằng sau lưng chú Doremon là hai nút bấm điều khiển.
- Một nút đặt báo thức, một nút điều chỉnh giờ.
– Mỗi khi bác pin không chịu làm việc, em lại nhờ bố mở chiếc nắp nhỏ sau lưng chú mèo máy để thay cho bác pin người bạn mới.
– Cứ cuối tuần được nghỉ là em lại mang chiếc đồng hồ ra lau chùi sạch sẽ.
– Chức năng của đồng hồ báo thức:
- Gọi em dậy đi học đúng giờ, xem giờ giấc chính xác.
4. Dàn ý tả chiếc đồng hồ báo thức ngắn gọn số 4
1. Mở bài
– Giới thiệu đồ vật em định tả: chiếc đồng hồ để bàn nhà em đã cũ
– Nó được đặt ngay ngắn ở trên góc gần tivi.
2. Thân bài
a) Tả bao quát
– Hãng đồng hồ: Việt Nam
– Chất liệu: bằng kim loại màu trắng bạch kim
– Loại đồng hồ: to, nặng, phải lên dây cót.
b) Tả chi tiết từng bộ phận:
– Vỏ trắng bạch kim, đôi chỗ hơi bị trầy xước bởi thời gian.
– Tả mặt đồng hồ, các chữ số (số la mã hay số thường)
– Tả kim đồng hồ: kim giờ, kim giây, kim phút
– Tả các nút chỉnh giờ và hộp đựng pin.
– Tả hoạt động hàng ngày của đồng hồ: quay tròn đều đặn và liên tục; khi kết thúc một tiếng hoặc 30 phút kêu báo thức…
3. Kết bài
- Ích lợi của đồng hồ?
- Tình cảm của em đối với chiếc đồng hồ.
5. Dàn ý miêu tả chiếc đồng hồ nhà em số 5
Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ báo thức.
- Để giúp mọi người đi làm và em đi học đúng giờ, ba đi công tác về mua cho gia đình em một chiếc đồng hồ báo thức.
Thân bài:
– Tả bao quát:
+ Của nước nào sản xuất? Loại nào?
Đây là chiếc đồng hồ của Nhật còn mới tinh. Nó được để trong một chiếc hộp vuông xinh xắn. Loại đồng hồ chạy bằng pin, hiệu Sony.
– Tả từng bộ phận:
+ Vỏ đồng hồ làm bằng gì? Còn mới hay đã trầy xước?
- Vỏ đồng hồ được bọc một lớp mạ kền sáng loáng.
+ Mặt đồng hồ:
- Sau tấm mi ka trắng là mặt đồng hồ. Mặt đồng hồ được phân định ra thành mười hai vạch chia đều cho các con số: mười hai, chín, sáu và ba.
- Trên mặt đồng hồ có ba kim dài ngắn, to nhỏ, di chuyển nhanh chậm khác nhau.
+ Vì sao chiếc đồng hồ là bạn thân trong gia đình em?
- Trong nhà, ai cần biết giờ chỉ cần chạy ra nhìn nó là biết ngay.
Kết bài: Cảm nghĩ của em.
- Em sẽ cố gắng làm bài và sinh hoạt đúng giờ, biết giữ gìn đồng hồ và quý trọng thời gian.
6. Bài văn tả chiếc đồng hồ báo thức lớp 5 (11 mẫu)
Bài văn tả đồng hồ báo thức dưới đây được thực hiện bởi HoaTieu.vn, không vì mục đích thương mại. Mọi website khác lấy bài xin ghi nguồn.
Sinh nhật năm 8 tuổi, mẹ tặng em một chiếc đồng hồ báo thức để bàn rất đẹp. Đến tận bây giờ, chiếc đồng hồ vẫn được em giữ gìn như mới.
Chiếc đồng hồ báo thức để bàn chỉ nhỏ xinh như một chiếc bánh bao, có hình vuông giống hộp quà. Nó khoác lên mình lớp áo ngoài màu hồng của hoa đào – màu sắc mà em yêu thích vô cùng. Mặt phía trước của đồng hồ được lắp kính trong suốt giúp em nhìn rõ những kim giờ, kim phút, kim giây báo hiệu giờ giấc. Các số La Mã từ một đến mười hai được xếp theo hình tròn, cách nhau đều tăm tắp. Ở giữa tâm hình tròn là một núm nhỏ xíu màu đen. Đó chính nó là gốc gắn ba chiếc kim đồng hồ. Bác kim giờ ngắn và to nhất. Có lẽ đã già nên bác chạy chậm nhất. Anh kim phút dài hơn bác kim giờ một chút. Anh khỏe hơn nên chạy cũng nhanh hơn khá nhiều. Cuối cùng là cô kim dây dài, nhỏ, màu đỏ tươi nổi bật. Cô thon thả nên chạy thoăn thắt, nhanh nhất. Từng tiếng đồng hồ cứ tích tắc, tích tắc kêu nhỏ nhỏ, phải để ý kĩ lắm mới nghe thấy chuyển động của chúng. Phần trên chiếc đồng hồ có có nút để em hẹn giờ. Mặt sau là một hộc nhỏ, giúp em tháo lắp pin rất dễ dàng. Bên cạnh ngăn để pin, còn có một nút nhỏ màu đen để em có thể điều chỉnh các kim của đồng hồ chạy đúng giờ hơn.
Em rất yêu thích chiếc đồng hồ này vì nó rất tiện lợi, luôn thúc dục em đúng giờ trong mọi việc. Hàng ngày, em luôn để chiếc đồng hồ trên bàn cạnh giường ngủ. Nó làm cho căn phòng của em thêm xinh xắn, đáng yêu hơn. Em sẽ giữ gìn, bảo quản chiếc đồng hồ thật cẩn thận để dùng được nó thật dài lâu.
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,…
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
-
Top 10 Lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc hay nhất Viết dàn ý miêu tả một cây ăn quả -
Lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em ngắn gọn Luyện tập tả cảnh trang 81: Dàn ý tả cảnh đẹp ở địa phương em -
Lập dàn ý tả cảnh biển chi tiết Dàn ý tả cảnh biển lớp 5 -
Lập dàn ý tả sông nước lớp 5 Dàn ý bài văn tả cảnh sông nước
- Chia sẻ bởi:
- Ngày:
- Tuần 19
- Tuần 20
- Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc lớp 5 (6 mẫu)
- Tập làm văn lớp 5: Bài văn tả Doraemon lớp 5 hay nhất
- Top 11 bài kể về sự đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em siêu hay
- Lập dàn ý tả một ca sĩ đang biểu diễn lớp 5 hay nhất
- Tả một ca sĩ đang biểu diễn Mono
- Tả ca sĩ đang biểu diễn Blackpink
- Tuần 21
- Tuần 22
- Tuần 23
- Tuần 24
- Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em
- Kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết hoặc được tham gia
- Lập dàn ý tả quyển sách Tiếng Việt lớp 5 tập 2
- Lập dàn ý tả chiếc đồng hồ báo thức siêu hay
- Lập dàn ý tả đồ vật trong nhà mà em thích
- Lập dàn ý miêu tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em
- Lập dàn ý tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống
- Tuần 25
- Tuần 26
- Tuần 27
- Tả một loại trái cây mà em thích
- Kể một câu chuyện về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam
- Tả cây cổ thụ
- Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô
- Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối trang 97 Tiếng Việt 5 tập 2
- Viết một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây (lá, hoa, quả, rễ, thân)
- Tuần 28
- Tuần 29
- Tuần 30
- Có người cho rằng: những phẩm chất quan trọng nhất của nam giới là dũng cảm, cao thượng, năng nổ, thích ứng được với mọi hoàn cảnh, còn ở phụ nữ, quan trọng nhất là dịu dàng, khoan dung, cần mẫn và biết quan tâm đến mọi người
- Em hiểu mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây thế nào?
- Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài
- Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?
- Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?
- Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
- Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài?
- Viết một đoạn văn tả hình dáng (hoặc hoạt động) của một con vật mà em thích
- Tả một con vật mà em yêu thích
- Tuần 31
- Tuần 32