Lịch sử 9 Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950- 1953)

Khối 9 – Môn Lịch sử – Tiết 32 – Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc …
Khối 9 – Môn Lịch sử – Tiết 32 – Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc …

Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp từ chiến thắng Biên giới thu-đông 1950 chuyển từ thế phòng ngự sang thế tiếncông và phản công. Ở tiền tuyến và hậu phương, kháng chiến được đẩy mạnh, giành thắng lợi toàn diện, chuẩn bị cho chiến dịch quyết định ở Điện Biên Phủ. Bài học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950- 1953)

1.1. Chiến dịch biên giới Thu – Đông

1.2. Âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1951-1953)

1.3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng 2/1951

1.4. Phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt

1.5. Giữ vững quyền chủ động đánh địch trên chiến trường

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chiến dịch biên giới Thu – Đông

(Lược đồ chiến dịch Biên giới thu- đông 1950)

1. Hoàn cảnh lịch sử mới

  • Cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thành lập 1-10-1949
  • Từ 1950 các nước XHCN đều lần lượt ngoại giao với ta.
  • Pháp lệ thuộc Mỹ.
  • Mỹ trực tiếp can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương

2. Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc

a. Âm mưu của địch:

  • Nhờ Mỹ giúp Pháp thực hiện kế hoạch Rơ – ve lập hệ thống phòng ngự trên đường số 4.
  • Lập hành lang Đông Tây(Hải Phòng – Hà Nội Hòa BìnhSơn La ) để cô lập Việt Bắc với khu III, IV
  • Pháp có âm mưu tấn công lần thứ hai lên Việt Bắc
  • Chủ trương kế hoạch của ta,ta chủ động mở chiến dịch Biên Giới nhằm:
  • Tiêu diệt sinh lực địch.
  • Khai thông biên giới
  • Mở rộng và củng cố căn cứ Việt Bắc.

b. Diễn biến:

  • 18-9-1950 ta tiêu diệt Đông Khê,hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4 bị lung lay.
  • Địch buộc rút khỏi Cao Bằng, cho quân từ Thất Khê lên đánh Đông Khê đón cánh quân từ Cao bằng xuống, yểm trợ cho cuộc rút lui.
  • Ta đoán được ý định đó của địch nên đã bố trí quân mai phục. lách trong rừng.
  • Pháp rút những cứ điểm còn lại trên đường số 4
  • Đến 23-10-1950: chiến dịch Biên Giới kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

c. Kết quả:

  • Ta giải phóng biên giới Việt Trung với chiều dài 750 km.
  • Hành lang Đông – Tây bị chọc thủng ở Hòa Bình.
  • Kế hoạch Rơ ve của Pháp bị phá sản.
  • Căn cứ Việt Bắc củng cố và mở rộng.

d. Ý nghĩa:

  • Địch thất bại về quân sự lẫn chính trị nên bị động.
  • Quân ta giành quyền chủ động trên chiến truờng chính ( Bắc Bộ ).

1.2. Âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1951-1953)

  • Những âm mưu, kế hoạch của đế quốc Pháp Mỹ.Kế hoạch Đờ Lát đờ Tat xi nhi:
  • Nội dung:
    • Xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm.
    • Kết hợp phản công và tiến công lực lượng cách mạng Việt Nam

1.3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng 2/1951

1. Nội dung cơ bản của Hội Nghị

  • Đại Hội ở Chiêm Hóa (Tuyên Quang) 11 đến 19-2-1951.
  • Báo cáo chính trị nên nhiệm vụ của cách mạng VN là “tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại can thiệp Mỹ, giành thống nhất, độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới “
  • bàn về Cách mạng Việt nam là chống phong kiến song song với chống đế quốc.
  • Đổi tên Đảng là Đảng Lao Động Việt Nam..
  • Bầu ra Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị của Đảng do Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch, Trường Chinh làm Tổng Bí Thư
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2 (1951)

2. Ý nghĩa lịch sử của Đại hội

  • Đánh dấu bước trưởng thành của Đảng.
  • Mối quan hệ của Đảng và quần chúng được tăng cường.
  • Thúc đẩy kháng chiến giành lên thắng lợi.

1.4. Phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt

1. Về chính trị

  • 3-3-1951 Đại Hội thống nhất 2 mặt trận Việt Minh và Hội liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam thành Mặt Trận Liên Việt.
  • 11-3-1951 thành lập “Liên minh nhân dân ViệtMiên – Lào “.

2. Kinh tế

  • Vận động sản xuất và tiết kiệm
  • Giảm tô và”Luật cải cách rụông đất” đợt 1: 12-1953.

3. Văn hóa, giáo dục, y tế

  • Cải cách giáo dục(7-1950) để phục vụ kháng chiến, phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh.

4. Phong trào thi đua yêu nước:1-5-1952 Đại Hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ I khai mạc tại Việt Bắc chọn được 7 anh hùng

  • Bác Hồ với các đại biểu dự Đại hội Anh hùng, Chiến sỹ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất tại Kim Bình (5-1952).

1.5. Giữ vững quyền chủ động đánh địch trên chiến trường

1. Chủ trương và hành động của ta

  • Chiến trường chính: đẩy mạnh vận động chiến.
  • Chiến trường khác: giữ vững và phát triển chiến tranh du kích để phối hợp, làm thất bại âm mưu “ lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”.

2. Năm 1950-1951 ta chủ động mở các chiến dịch

  • Chiến dịch trung du ( Trần Hưng Đạo )
  • Chiến dịch đường số 18 ( Hòang Hoa Thám )
  • Chiến dịch Hà Nam Ninh ( Quang Trung.

3. Kết quả

  • loại 1 vạn tên địch, tiêu diệt nhiều cứ điểm quan trong của Pháp.
  • Đánh bại địch ở Hòa Bình:
    • Âm mưu của địch là đánh ra Hòa Bình ( 1-1951) để ginh lại quyền chủ động đã mất, nối lại hành lang Đông Tây để chia cắt Việt Bắc với Liên Khu 3,4.
  • Ta truy kích, diệt thêm 1 bộ phận địch

2. Luyện tập và củng cố

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950- 1953) cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.

  • Câu 1:

    Từ cuối năm 1953 đến đầu 1954, ta phá tan lực lượng địch buộc chúng phải tăng cường lực lượng để đối phó với ta ở những vị trí xung yếu mà chúng không thể bỏ đó là những vùng nào?

    • A. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông Phra-bang.
    • B. Điện Biên Phủ, Thà khẹt, Plây-cu, Luông Phra-bang.
    • C. Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plây-cu, Luông Phra-bang
    • D. Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plây-cu, sầm nưa.
    • A. Việt Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng Bắc bộ, Thanh Nghệ Tĩnh.
    • B. Tây Bắc, Trung Lào, Tây Nguyên, Thượng Lào.
    • C. Tây Bắc, Hạ Lào, Trung Lào, Nam Lào.
    • D. Tây Bắc, Tây Nguyên, Hạ Lào, Thượng Lào.
    • A. “Đánh nhanh, thắng nhanh”
    • B. “Đánh chắc, thắng chắc”
    • C. “Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”.
    • D. “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, “Đánh ăn chắc Đánh chắc thắng”.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950- 1953) để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập Thảo luận trang 110 SGK Lịch sử 9 Bài 26

Bài tập Thảo luận 1 trang 112 SGK Lịch sử 9 Bài 26

Bài tập Thảo luận 2 trang 112 SGK Lịch sử 9 Bài 26

Bài tập Thảo luận trang 113 SGK Lịch sử 9 Bài 26

Bài tập Thảo luận trang 114 SGK Lịch sử 9 Bài 26

Bài tập Thảo luận trang 115 SGK Lịch sử 9 Bài 26

Bài tập Thảo luận trang 118 SGK Lịch sử 9 Bài 26

Bài tập 1 trang 118 SGK Lịch sử 9

Bài tập 2 trang 118 SGK Lịch sử 9

Bài tập 1.1 trang 91 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.2 trang 91 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.3 trang 91 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.4 trang 92 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.5 trang 92 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.6 trang 92 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 2 trang 92 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 3 trang 93 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 4 trang 93 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 5 trang 94 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 6 trang 94 SBT Lịch Sử 9

3. Hỏi đáp Bài 26 Lịch sử 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

— Mod Lịch Sử 9 HỌC247

Bạn đang xem bài viết: Lịch sử 9 Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950- 1953). Thông tin được tạo bởi Trung Tâm Tiêng Anh Gemma chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Similar Posts