Một số bài toán cơ bản về tính lãi suất ngân hàng

BÀI TOÁN LÃI SUẤT , TĂNG TRƯỞNG CHUYÊN ĐỀ MŨ \u0026 LOGARIT – THẦY ĐẠT DẠY TOÁN
BÀI TOÁN LÃI SUẤT , TĂNG TRƯỞNG CHUYÊN ĐỀ MŨ \u0026 LOGARIT – THẦY ĐẠT DẠY TOÁN

Tài liệu gồm 8 trang trình bày công thức giải các bài toán lãi suất ngân hàng kèm theo các ví dụ mẫu có lời giải chi tiết.

+ Lãi đơn: Lãi được tính theo tỉ lệ phần trăm trong một khoảng thời gian cố định trước.
Ví dụ : Khi ta gửi tiết kiệm 50 (triệu đồng) vào một ngân hàng với lãi suất 6,9% /năm thì sau một năm ta nhận được số tiền lãi là:
50 * 6,9% = 3,45 (triệu đồng)
– Số tiền lãi này như nhau được cộng vào hàng năm. Kiểu tính lãi này được gọi là lãi đơn.
– Sau hai năm số tiền cả gốc lẫn lãi là:
50 + 2 * 3,45 = 56,9 (triệu đồng)
– Sau n năm số tiền cả gốc lẫn lãi là:
50 + n * 3,45 (triệu đồng)
[ads]
+ Lãi kép: Sau một đơn vị thời gian (kỳ hạn), tiền lãi được gộp vào vốn và được tính lãi. Loại lãi này được gọi là lãi kép.
Ví dụ: Khi gửi tiết kiệm 50 (triệu đồng) vào một ngân hàng với lãi suất 6,9%/năm thì sau một năm, ta nhận được số tiền cả gốc lẫn lãi là :
50 + 3,45 = 53,45 (triệu đồng)
– Toàn bộ số tiền này được gọi là gốc.
– Tổng số tiền cuối năm thứ hai là:
53,45 + 53,45 * 6,9% = 53,45 * (1 + 6,9%) (triệu đồng)

Bạn đang xem bài viết: Một số bài toán cơ bản về tính lãi suất ngân hàng. Thông tin được tạo bởi Trung Tâm Tiêng Anh Gemma chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Similar Posts