Phương pháp quản lý lớp học hiệu quả hiện nay mà giáo viên cần biết
Phương pháp quản lý lớp học hiệu quả hiện nay mà giáo viên cần biết
Ai đang là giáo viên chắc chắn đã có không ít lần trăn trở về vấn đề làm thế nào để quản lý lớp học tốt hơn cũng như để giờ học diễn ra thoải mái học sinh hứng thú với việc học hơn. Sau đây Mona Media sẽ giới thiệu một vài phương pháp quản lý lớp học hiệu quả hiện nay mà giáo viên cần biết giúp nâng cao công tác quản lý lớp học.
Tại sao cần quản lý lớp học hiệu quả?
- Đảm bảo chất lượng giáo dục
Giáo viên chủ nhiệm chính là những người trực tiếp thực hiện công việc quản lý lớp học mà mình đang chịu trách nhiệm. Chỉ có quản lý lớp học một cách chặt chẽ thì công việc giảng dạy mới trở nên dễ dàng hơn để từ đó có thể đảm bảo được chất lượng giáo dục. Và một môi trường có chất lượng giáo dục tốt mới có thể giúp cho học sinh tiếp thu tốt, từ đó tạo ra một thế hệ chất lượng trong tương lai.
- Tạo ra môi trường học tập hiệu quả
Trong môi trường học tập không thể tránh khỏi những tình huống như học sinh làm việc riêng, nói chuyện trong lớp thậm chí còn có những học sinh cá biệt. Khi đó, nếu không có những biện pháp quản lý giáo dục hiệu quả thì sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới môi trường giáo dục.
Ngược lại, nếu như lớp học được quản lý tốt và các học sinh nghiêm túc thực hiện nội quy thì chắc chắn môi trường giáo dục sẽ được cải thiện rất nhiều. Một môi trường tốt sẽ giúp cho việc học tập của học sinh và công tác giảng dạy của giáo viên có thể đạt được hiệu quả tối đa và kiến tạo nên những giá trị tốt đẹp.
Yếu tố đánh giá việc quản lý lớp học hiệu quả
- Đầu tiên là số lượng học sinh thực hiện việc đi học và hoàn thành bài đầy đủ cao. Điều này sẽ thể hiện rằng giáo viên đang có chất lượng giảng dạy tốt và truyền động lực khiến cho học sinh không muốn bỏ lỡ buổi học vì như vậy sẽ bị đứt đoạn kiến thức. Điều này về lâu dài sẽ hình thành thói quen tự giác cho học sinh giúp cho việc học tập trở nên liền mạch hơn, học sinh cũng chủ động và nghiêm túc hơn trong việc học.
- Tiếp đến là sự cải thiện về kết quả học tập qua các bài kiểm tra. Mục tiêu chính của giáo dục là mang lại giá trị về mặt kiến thức cho học sinh. Sự tiến bộ về kết quả học tập của học sinh sẽ trả lời cho câu hỏi lớp học đó có đang được quản lý tốt hay không, việc tiếp thu kiến thức của học sinh có hiệu quả hay không.
- Cuối cùng là mức độ tương tác của học sinh trong các hoạt động trên lớp như xung phong xây dựng bài, tham gia trò chơi. Khi một lớp học có sự quản lý tốt sẽ thúc đẩy hứng thú học tập của học sinh, họ sẽ muốn tham gia nhiều hơn thay vì chỉ ngồi một chỗ nghe giảng từ đó học sinh sẽ chủ động trao đổi và học hỏi lẫn nhau.
Phương pháp quản lý lớp hiệu quả mà giáo viên cần biết
Xây dựng nội quy lớp học
Bất kỳ một tập thể nào cùng cần phải xây dựng những quy định và kỷ luật riêng. Và các nội quy này cần phải được thiết lập dựa trên chuẩn mực đạo đức, hành vi và kỳ vọng của tất cả mọi người. Những nội quy này cần phải được thiết lập ngay từ đầu và áp dụng càng sớm càng tốt. Đặc biệt là trong phạm vi lớp học, bảng nội quy cần phải rõ ràng, rành mạch và được thông báo kỹ càng cho tất cả thành viên trong lớp.
Công bằng giữa các học sinh
Đây chính là yếu tố tạo cho học sinh cảm giác mình được tôn trọng đồng thời tạo ra bầu không khí hòa bình cho lớp học. Bất kể học sinh nào cũng muốn mình được thấy cô yêu quý nhưng bên cạnh đó thầy cô cũng cần phải khéo léo trong việc thể hiện tình cảm với từng học sinh. Điều này sẽ tránh cho các học sinh không ganh tị nhau và không để học sinh nào cảm thấy tổn thương.
Lắng nghe và thấu hiểu học sinh của mình
Lắng nghe và thấu hiểu là hai yếu tố có thể duy trì trật tự trong lớp học. Bởi mỗi học sinh là một tính cách riêng nên sẽ cần có cách tiếp cận khác nhau. Khi có thể hiểu được suy nghĩ của từng cá nhân sẽ giúp cho giáo viên có thể gần gũi với học sinh hơn. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần phải lắng nghe những quan điểm ý kiến của học sinh trước khi phân xử bất kỳ một vấn đề nào, để học sinh của mình không cảm thấy khó chịu khi chẳng ai chịu lắng nghe suy nghĩ của họ.
Khuyến khích học viên tham gia vào các hoạt động của lớp học
Sự thụ động khi tham gia các hoạt động là vấn đề của một số học sinh mà bất kỳ lớp học nào cũng có. Nhưng điều quan trọng là cần phải thiết lập một trải nghiệm học tập hấp dẫn và khuyến khích học sinh tham gia. Bên cạnh đó cũng cần phải dành thời gian để tìm hiểu điểm mạnh, sở thích của học sinh để có thể xây dựng kế hoạch cụ thể cho nhu cầu của họ và đồng thời tạo ra một vài cơ hội tương tác ngay trên lớp.
Thay đổi phương pháp dạy học thường xuyên
Thường xuyên thay đổi phương pháp dạy học cũng là một trong những cách để quản lý lớp học hiệu quả. Sự nhàm chán trong cách giảng dạy có thể sẽ khiến học sinh mất đi nhiệt huyết học tập, tạo nên các hành vi như không chịu ghi chép bài, không nghe giảng, không tiếp thu kiến thức,… Vì thế cần phải áp dụng nhiều cách dạy học khác nhau để lôi cuốn học sinh hơn.
Sử dụng công cụ hỗ trợ quản lý lớp học
Giải pháp cuối cùng để việc quản lý lớp học trở nên hiệu quả chính là sử dụng các công cụ hỗ trợ quản lý. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm công nghệ hỗ trợ các nhà trường và giáo viên thực hiện công việc quản lý này. Những phần mềm quản lý lớp học này sẽ cung cấp các tính năng hỗ trợ tối đa việc quản lý học sinh và mang lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy.
Cách xử lý học sinh sai phạm trong lớp học
Giải quyết các vấn đề ngay lập tức
Khi bắt gặp học sinh sai phạm trong lớp, thay vì đợi cho họ thực hiện xong thì mới lên tiếng nhắc nhở thì hãy giải quyết vấn đề ngay lập tức. Cho dù đó chỉ là một hành vi mất tập trung đơn giản đi nữa cũng cần có sự nhắc nhở hoặc có những biện pháp kỷ luật thích đáng.
Nói chuyện riêng với học sinh
Đừng bao giờ gọi tên bất kỳ học sinh nào có hành vi sai trái trước cả lớp mà hãy nhắc nhở, sửa chữa thậm chí là kỷ luật thông qua một cuộc nói chuyện riêng với học sinh. Bên cạnh đó, hãy đảm bảo trong cuộc nói chuyện đó sử dụng một giọng trang trọng nhưng tích cực để không gây áp lực, sợ hãi cho học sinh. Nếu như hành vi sai trái của học sinh vượt ra khỏi khả năng sửa chữa thì hãy thông báo với phụ huynh để cùng tìm hướng xử lý phù hợp.
Đưa ra hình mẫu noi theo
Cuối cùng giáo viên hãy trở thành tâm gương mẫu mực cho các học sinh noi theo. Bởi khi học sinh thấy được tính chuyên nghiệp, sự tôn trọng dành cho người khách là thái độ tích cực của thầy (cô) của mình, chúng sẽ noi gương tạo ra bầu môi trường học tập tốt hơn.
Trên đây là những phương pháp quản lý lớp học hiệu quả hiện nay mà giáo viên cần biết. Mona Media hy vọng những phương pháp này sẽ giúp các bạn đạt được hiệu quả tốt trong việc quản lý lớp học của mình. Và không chỉ có giáo viên mà ngay cả các bạn đang giữ vai trò là cán bộ lớp cũng có thể áp dụng để lớp học trở nên tốt hơn.