Mục lục bài viết

1. Giới thiệu tác giả

Cuốn sách “Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật kiểm toán nhà nước – Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành” do Hữu Đại và Vũ Tươi biên soạn.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật kiểm toán nhà nước – Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành

Tác giả: Hữu Đại – Vũ Tươi

Nhà xuất bản Tài Chính

3. Tổng quan nội dung sách

Ngày 26-11-2019, tại Kỳ họp thứ 8 khóa XIV Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước số 55/2019/QH14 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2020). Theo đó, Luật này sửa đổi quy định bổ sung nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước về việc xem xét quyết định việc kiểm toán nhà nước trong trường hợp cụ thể: xem xét, quyết định việc kiểm toán khi có đề nghị của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan, tổ chức không có trong kế hoạch kiểm toán năm của Kiểm toán nhà nước.

Bên cạnh đó, Chính phủ, Bộ Tài chính cũng ban hành nhiều văn bản mới quy định về: tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán;… Cụ thể như:

– Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BTC ngày 14-01-2019 Hợp nhất Nghị định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng;

– Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BTC ngày 14-01-2019 Hợp nhất Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kiểm toán độc lập;

– Nghị định số 05/2019/NĐ-CP ngày 22-01-2019 Về kiểm toán nội bộ;

– Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-VPQH ngày 04-7-2019 Hợp nhất Luật Kế toán;

– Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BTC ngày 14-01-2019 Hợp nhất Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán;

– Văn bản hợp nhất số 50/VBHN-BTC ngày 15-10-2019 Hợp nhất Thông tư hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kế toán viên hành nghề và người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán;…

Nhằm giúp cho các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức, cá nhân kịp thời nắm bắt những thông tin mới nêu trên, các tác giả Hữu Đại và Vũ Tươi đã hệ thống và biên soạn cuốn sách “Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật kiểm toán nhà nước – Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành”.

Nội dung cuốn sách gồm các phần chính sau đây:

Phần thứ nhất. Luật Kiểm toán nhà nước – Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước và quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên

Phần thứ hai. Luật Kiểm toán độc lập – quy định chi tiết về kiểm toán độc lập và và kiểm toán nội bộ

Phần thứ ba. Quy trình kiểm toán về dự án đầu tư xây dựng công trình – ngân sách địa phương của Kiểm toán Nhà nước – doanh nghiệp và báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước

Phần thứ tư. Luật Kế toán và quy định chi tiết thi hành

Phần thứ năm. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập

4. Đánh giá bạn đọc

Các tác giả đã hệ thống và biên soạn trong cuốn sách “Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật kiểm toán nhà nước – Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành” nhiều văn bản pháp luật về kiểm toán và cập nhật những văn bản mới nhất…. giúp bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu, tìm hiểu, kịp thời cập nhật.

Cuốn sách có giá trị thực tiễn đối với bạn đọc, là nguồn tra cứu pháp lý tin cậy.

5. Kết luận

Cuốn sách Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật kiểm toán nhà nước – Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành” do Hữu Đại và Vũ Tươi hệ thống có giá trị thực tiễn đối với bạn đọc, là tài liệu hữu ích đối với kiểm toán viên, đơn vị kiểm toán và đối tượng kiểm toán.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!

Tuy nhiên, Luật Minh Khuê lưu ý bạn đọc, cuốn sách được các tác giả hệ thống vào năm 2020, cũng đã tập hợp những văn bản pháp luật mới nhất song theo thời gian, cùng với sự vận động của thực tiễn, những quy định này sẽ được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. Do đo, khi sử dụng cuốn sách để tra cứu bạn đọc lưu ý kiểm tra lại hiệu lực của quy định được dẫn chiếu một lần nữa để đảm bảo lựa chọn và áp dụng đúng quy định.

Nếu bạn có khó khăn trong việc tra cứu hiệu lực văn bản hay quy định pháp luật trong lĩnh vực nào đó, hãy liên hệ tổng đài 1900.6162 của Luật Minh Khuê, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất giúp bạn!

Luật Minh Khuê trích dẫn dưới đây một số quy định xử phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về đăng ký hành nghề kiểm toán và điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo Nghị định 41/2018/NĐ-CP để bạn đọc tham khảo:

Điều 38. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Chứng chỉ kiểm toán viên

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung Chứng chỉ kiểm toán viên;

b) Cho tổ chức, cá nhân khác ngoài đơn vị mình đang làm việc thuê, mượn, sử dụng Chứng chỉ kiểm toán viên của mình để đăng ký hành nghề kiểm toán hoặc đăng ký hành nghề kiểm toán tại đơn vị nơi mình thực tế không làm việc theo hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp thực hiện hành vi thuê, mượn, sử dụng Chứng chỉ kiểm toán viên của người không làm việc hoặc làm việc theo hợp đồng lao động không đảm bảo là làm toàn bộ thời gian tại đơn vị mình để đăng ký hành nghề kiểm toán.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo Chứng chỉ kiểm toán viên.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 3 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực đối với kiểm toán viên hành nghề thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Điều 39. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán của kiểm toán viên

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xác nhận không đúng thực tế các thông tin, tài liệu trong hồ sơ để đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không đúng thực tế trong hồ sơ để đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo, khai man về các tài liệu trong hồ sơ để đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với các hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 40. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp trả lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Nộp trả lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định;

b) Sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán đã hết hiệu lực hoặc không còn giá trị để thực hiện các hoạt động nghề nghiệp kế toán, kiểm toán độc lập.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không nộp trả lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán cho Bộ Tài chính theo quy định.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Điều 41. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xác nhận các tài liệu không đúng thực tế trong hồ sơ để đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không đúng thực tế trong hồ sơ để đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi gian lận, giả mạo hồ sơ để đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với các hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 42. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán

1. Phạt cảnh cáo đối với doanh nghiệp thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Nộp trả lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định khi bị thu hồi;

b) Làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán toán chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Nộp trả lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định khi bị thu hồi;

b) Không làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi có thay đổi phải điều chỉnh theo quy định;

c) Không làm thủ tục hoặc làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định;

d) Sửa chữa, tẩy xóa, làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

đ) Cho thuê, cho mượn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp thực hiện hành vi không nộp trả lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho Bộ Tài chính khi bị thu hồi.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 2 và khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.

Bạn đang xem bài viết: Sách Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật kiểm toán nhà nước – Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành (Hữu Đại – Vũ Tươi). Thông tin được tạo bởi Trung Tâm Tiêng Anh Gemma chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.