Soạn Văn 8: Đề kiểm tra cuối kì I – Môn Ngữ văn lớp 8
Soạn Văn 8: Đề kiểm tra cuối kì I – Môn Ngữ văn lớp 8
ĐỀ KIỂM TRA CUÔÌ KÌ I – MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Thời gian làm bài 90’ (không kể thời gian giao đề) ĐÊ BÀI (gồm 2 phần) Phần I: Trắc nghiệm (12 câu, mỗi câu đúng được 0,25 điểm, tổng 3 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở câu trả lời đúng nhất. “Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay: Cậu Vàng di đâu rồi ông giáo ạ! Cụ bán rồi1? Bán rồi. Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện: – Thế nó cho hắt à? Mặt lão đột nhiên co rúm lạị. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…” (Ngũ văn 8, tập mộf) Tác giả đoạn văn trên là ai? A – Nguyên Hồng B – Thanh Tịnh c – Ngô Tất Tô” • D – Nam Cao Trong đoạn văn trên, tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt nào? A – Miêu tả + Biểu cảm. B – Tự sự + Miêu tả c – Biểu cảm + Tự sự D – Nghị luận + Biểu cảm Người xưng “tôi” trong đoạn trích là ai? A – Binh Tư B – Vợ ông giáo c – Ông giáo D – Lão Hạc Dòng nào thể hiện rõ nhất nội dung chính của đoạn văn? A – Tái hiện lại tâm trạng đau khổ và ân hận của lão Hạc B – Lão Hạc kể lại chuyện bán chó c – Lòng xót xa thông cảm của ông giáo đô”i với lão Hạc D – Cả ba nội dung trên Điền vào mục D từ có phạm vi nghĩa bao hàm được nghĩa của các từ ở A, B và c. A – Miệng B – Mắt c – Mũi D Từ lão trong đoạn văn trên tương đương với từ lão nào trong các dòng sau: A – Ông lão B – Lão .thầy bói c – Lão nghệ nhân D – Bệnh lão hóa. Từ nào thay thế được từ đi đời trong câu “Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!” A – Bỏ mạng B – Hi sinh c – Chết D – Hết đời Trong các từ sau đây, từ nào là từ tượng thanh? A – Vui vẻ B – Hu hu c – Ầng ậng D – Móm mém Trong các từ sau đây, từ nào là từ tượng hình? A – Xót xa B – Ái ngại c – Móm mém D – Vui vẻ Trong đoạn văn trên, có mấy tình thái từ? A – Một B – Ba c – Hai D – Bốn Trong các câu sau, câu nào là câu ghép? A – Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. B – Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. c – Cái đầu lão ngẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. D – Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Trong văn bản sau, văn bản nào là văn bản nhật dụng? A – Lão Hạc B – Chiếc lá cuối cùng c – Muốn làm thằng Cuội D- Ôn dịch, thuố.c lá , Câu 1 – D Câu 2 – B Câu 3 – c Câu 4 – D Câu 9 – c Câu 10 – B Câu 11 – c Câu 12 – D Đáp án Câu 5 – Mặt Câu 6 – A Câu 7 – c Câu 8 – B Phần II. Tự luận (7 điểm) Đề 1. Câu chuyện về một con vật nuôi có nghĩa, có tình. Đề 2. Thuyết minh về một loài hoa mà em yêu thích. MỘT SỐ BÀI THAM KHẢO Đề 1. Thuyết minh về một loài hoa mà em yêu thích. Bài 1. Hoa hồng Nhà em ai cũng thích hoa hồng, vì vậy mà ngày thường và cũng như vào dịp lễ tết bao giờ trong nhà cũng có một lọ hoa hồng thật đẹp. Hoa hồng có rất nhiều màu khác nhau. Mẹ em thích hồng nhung, em gái em thích hồng bạch, em lại thích hồng vàng. Hồng không kén chọn thời gian như hoa mai, hoa đào mỗi năm chỉ nở đúng một lần vào dịp tết đến xuân về, hoa hồng phóng khoáng hơn bốn mùa trong năm đều cho con người chiêm ngưỡng dung nhan lộng lẫy, yêu kiều quý phái của hoa. Thân hồng không mảnh khảnh yếu ớt như tigôn, cũng không quá cứng cáp và to lớn như ngọc lan, thân hồng mảnh khảnh nhưng lại có những chông gai rất nhọn. Đó là vũ khí lợi hại để hồng chông lại những kẻ muôn thưởng hồng mà không biết trân trọng nâng niu. Những chiếc gai ấy được trải đều từ gốc đến ngọn như lính một đội cận vệ trung thành, tận tụy. Lá hồng xanh đậm, hình bầu dục viền lá hình răng cưa làm cho những chiếc lá nhỏ xíu ấy trông càng thêm duyên. Búp hồng hình tháp bút chúng được mọc thẳng từ các nhánh cây bởi vậy hồng càng nhiều nhánh thì hoa càng nhiều, nhánh càng lớn nụ càng to hoa càng đẹp… Nụ hồng hé nở dần dần từ lúc bắt đầu hàm tiếu đến lúc hoa tung hết tất cả các cánh cũng phải đến cả tuần. Người thưởng hoa sẽ được ngắm hoa thật lâu những giai đọạn khác nhau của đời hoa mà không sợ chưa kịp no mắt. Cánh hồng mỏng, mịn chồng xếp lên nhâu từng lớp, từng lớp thật đều đặn bao bọc cho nhi hồng nằm giữa màu vàng thơm ngát. Hương hoa thanh khiết dịu dàng, quyến rũ, và mỗi màu hồng có một mùi thơm khác nhau, mùi nào cũng rất tuyệt vời. Bởi vậy mà các nhà sản xuất nước hoa trên thế giới tìm mọi cách tạo cho bằng được mùi nước hoa giống như hương của hoa hồng. Nếu khéo chưng, một bình hoa hồng bạn có thể chưng được cả tuần cơ đấy. Ngay khi cánh hoa đã tàn hồng vẫn giúp các bạn gái giữ cho làn da được mịn màng bằng cách lấy cánh hoa thả vào chậu nước rửa mặt mỗi ngày. Có một số bạn ngại vì những chiếc gai của hoa hồng, xin đừng ngại vì hoa hồng có gai, bạn hãy nghĩ rằng kì diệu thay trong gai lại có một bông hoa hồng để thấy thêm giá trị mà hoa hồng đem lại cho cuộc sống của chúng ta. Bài 2. Mai và mùa xuân Lâu lắm rồi mai chỉ có một loại mọc hoang dã nơi núi rừng với dáng vẻ hoang sơ hết sức tự nhiên và độc đáo. Dần dần cùng với sự thẩm định của thời gian cũng như đòi hỏi thưởng ngoạn và gửi gấm tâm linh của con người, mai được người đời phát hiện và trân trọng nâng niu như những người bạn thân thiết quý mến. Mai có rất nhiều loại khác nhau: hồng mai, bạch mai, cúc mai, huyết mai… nhưng phổ biến nhất vẫn là mai vàng và bạch mai. Mai dễ trồng và mọc khắp nơi. Đặc biệt có một loài mai gọi là mai tứ quý, cành lá xum xuê, cành lá xanh biếc và nở hoa bốn mùa. Loại này cũng dễ trồng và phát triển khá nhanh. Với dáng vẻ thật đơn sơ và mỏng mảnh, mai được người đời xếp trong những loại cây cảnh quý mà xưa nay ta vẫn thường thấy trong mảnh vườn bé nhỏ của mỗi gia đình. Người ta dễ trồng mai, chơi mai bất kể sang hèn, trí thức hay thường dân. Hơn 200 năm trước, đại thi hào Nguyễn Du đã ví mai như một người bạn: “Nghêu ngao vui thú yên hà/Mai là bạn cũ, hạc là người quen”. Không những tết, thậm chí ngày thường ta vẫn thấy đâu đó nhưng gia đình đưa mai vào trong chậu đặt trang trọng giữa nhà để hoa nở trong suốt mùa xuân. Bác tôi là một người chơi cây cảnh đã gần 40 năm nay. Tết năm nào đến nhà, dù đói dù no, dù vui dù buồn cũng thấy bác tôi đặt trang trọng một chậu mai trắng đặt giữa nền nhà. Bác bảo nay là sở thích của ông tôi truyền lại. Ông yêu cái vẻ đẹp giản dị mà dịu dàng, ấm áp giữa ngày xuân của mai. “Mai là bạn cũ”… Không những thế mai còn được người đời coi là biểu tượng của tính trung thực, lịch lãm, cao cả và thuần khiết cùng với tùng, cúc, trúc. Người đời thường nói, chỉ trong hoàn cảnh sông chết mới biết rõ đâu là bạn thực, đâu là bạn giả. Tùng – trúc – mai cũng vậy, dù sông trong hoàn cảnh nào, dù đạn bom mưa gió bão bùng vẫn ngời ngời một sức sông âm thầm, dai dẳng. Trong khi đó ta thấy vạn vật xung quanh như vẫn đang chìm sâu trong giấc ngủ đông dài rét mướt, còn tùng, trúc, mai đã vội vàng dậy như chim én gọi xuân về. Một mùa xuân non tơ đầy ánh nắng. Mai rất dễ trồng nhưng cũng thật khó với những người không chuyên chơi mai. Mai sẽ chết nếu như bị úng nước hoặc quá rợp. Nếu đủ nắng mai sẽ nở đều, cánh mập hơn và dày hơn. Đối với những người chuyên chơi mai, loại mai nở dày, đúng độ xuân về họ thường giữ lại trong vườn nhà chứ không chặt vào nhà, cần thì mua thêm. Sở dĩ như vậy là vì ở một số địa phương họ coi mai như một người con gái trong trắng tinh khiết của mùa xuân, biểu tượng của sự may mắn hạnh phúc trong gia đình và vì vậy không ai đang tâm chặt mà chỉ mua thêm về nhà mà thôi. Trong lịch sử đã không hiếm những danh nhân say mai, trồng mai để ngắm và làm bạn suốt đời. Mai nhỏ nhoi mà tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt. Nó thật xứng đáng như một người con gái nết na, dịu hiền. Thời loạn lạc, mai còn đóng vai trò như một lời khuyên chân thành với người đời hãy sông hết mình, vị tha, thanh bạch không màng đến lợi danh. Trong mắt bạn, trong mắt tôi, đông đang tàn cho một mùa xuân đâm chội nẩy lộc. Xuân đang đến cùng với những nhành mai đang nở rộ vươn lên từ đất mẹ với tất cả những gì là trong trắng, hồn nhiên, duyên dáng… cho ngày nay, cho ngày mai, cho muôn đời sau…” (Thu Anh) Bài 3. Hoa đào “Hà Nội vào xuân náo nức lòng người. Ngày Tết không thể thiếu hoa đào – một loài hoa biểu tượng cho mùa xuân và sức sống bất diệt của miền Bắc. “Một đóa đào hoa khoe tốt tươi Tường xuân mơn mởn, thấy xuân cười”. Tiết xuân se lạnh, những hạt mưa xuân giăng nhè nhẹ tô thắm cho hoa, làm cho chồi non lộc biếc nở rộ trong các vườn hoa Nhật Tân, Quảng Bá, Thụy Khuê, Ngọc Hà. Hoa theo các cô hàng hoa tràn vào ba sáu phố phường Thủ đô. Người ta chuộng chơi đào ngày Tết có lẽ vì hoa đào có màu hồng đỏ mang lại may mắn, phúc lộc đầu năm. Các cụ ngày xưa thường bảo cắm cành đào trong nhà là cản được gió độc, đuổi tà khí ra ngoài. Cây đào chỉ trồng được ở miền Bắc, hoa nở vào mùa xuân nhưng muôn cho hoa nở đúng thời vụ thì lại là một vấn đề phức tạp. Nó đòi hỏi nhiều kinh nghiệm của người trồng hoa. Muốn có hoa đào chơi Tết, tháng mười một, cây đào đã phải chịu đớn đau, bị bỏ đi hết lá, để nhựa cây tích tụ vào thân làm nụ. Tùy theo thời tiết nóng hay rét nhiều mà người trồng đào phải thúc hay hãm (Thúc là bón cho cây phát triển nhanh hơn. Hãm là khía nhiều vòng quanh thân cho nó phát triển chậm lại). Thường hoa đào là một trong các thú chơi dân gian của người Hà Nội. Người chơi đào thích đào Sa Pa vì cái vẻ xù xì rêu mốc của cành, loáng thoáng nụ và hoa được ăn trong lá thể hiện một sức sống mãnh liệt chiến thắng mọi thử thách. Từ xưa, hoa đào đã đi vào thơ ca làm xúc động lòng người. Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du đã nhiều lần nói tới hoa đào, như: “Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông” Mùa xuân năm Kỉ Dậu, vua Quang Trung sau khi đại thắng quân Thanh đã mang cành đào từ Thăng Long vào Phú Xuân tặng công chúa Lê Ngọc Hân ‘- vợ yêu của mình để báo tin chiến thắng. Trong lịch sử dược học Á Đông, hoa đào được dùng sắc uống lấy làm thuốc chữa bệnh thủy thủng và bí đại tiện. Nhân hạt đào có chứa dầu béo amydalin và men amusing. Danh y Tuệ Tĩnh đã nhiều lần nhắc đến tên các vị thuốc có hoa đào trong cuốn sách nổi tiếng “Tam dược thần hiệu”. Tết miền Bắc có hoa đào mới lè Tết. Cành đào là vẻ đẹp mùa xuân giống như trong Nam có mai vàng. Nhiều nhà có điều kiện có thể chơi một Cành đào ghép mận ba tầng, giá trị bằng vài năm tiền lương, không thì một vài cành đào cũng xong nhưng không thể thiếu. Thiếu hoa đào cũng tẻ nhạt như thiếu bánh chưng xanh, câu đối đỏ, tràng pháo hồng. Hoa đào không chỉ là vật trang trí, làm cảnh bình thường. Nó còn tượng trưng cho sự may mắn, phúc lộc. Người Việt Nam quan niệm có cành đào trong nhà thì sẽ xua đuổi được tà ma, ám khí. Vì thế, trong những ngày Tết, dù bận đến mấy, ai cũng cố mua cho gia đình một cành đào. Mùa xuân thật kì lạ! Đúng là muôn hồng nghìn tía, cái đẹp đến từng nhà, từng người và hoa đào chính là phần thưởng xứng đáng của thiên nhiên, đất trời, ai cũng có thể hưởng và chắc chắn hoa đào sẽ còn lại mãi với thời gian như lời thơ của Chế Lan Viên: “Một cành đào ứa nhựa Nặng bàn tay anh nắm Nghe hương thầm lan tỏa Qua màn sương thời gian.” (Bài làm của học sinh, có sửa chữa) (Theo Nguyễn Thị Hoa, Lê Tân Hảo, Phạm Thị Loan- Sđd) Đề 2. Câu chuyện về con vật nuôi có nghĩa, có tình. “Có những buổi chiều đầy hắt hiu, tê tái, bởi gió không ngập tràn hơi ấm và nắng lại đỏ vàng mỏi mệt, cứ thế mờ… nhạt… rồi tắt hẳn. Chắc có lẽ không ai rảnh rỗi mà đến xem trong đại ngàn kia bao nhiêu lá vàng đã đổ. Nhưng với quãng thời gian đặc biệt này, chí ít ta cũng cố lục lại kí ức, biết đâu lại chẳng tìm thấy cái gì như hoàng hôn đang se sắt lòng ta? Tôi cũng thả hồn phiêu diêu tự đại, bay lên và trở về với ngày xa xăm không thể nào quên. Tất cả, bắt đầu và có lẽ kết thúc như thế…. Hồi tôi sáu tuổi, cũng vừa lúc phải chuyển đến ở nhà mới. Nhà mặt đường, phố Hàng Bông, mà thực ra cũng chẳng có gì cho tôi phiền lòng. Tôi đã được bà đồng ý cho bế Xanh, bạn mèo dễ thương của tôi theo cùng. Cả ngày tôi chơi với Xanh, chán thì ngồi trước cửa ngắm xe cộ vút qua mà tưởng tượng vẽ vời ra muôn vàn câu chuyện. Đó cũng là một cái thú. Có điều tôi chỉ tự kể cho mình, dẫu đến Xanh muốn cũng không được nghe. Bà biết tôi ưa yên tĩnh nên không bao giờ hỏi gì khi thấy tôi ngồi một mình lẩm bẩm, nhưng lại bảo các bác: “Con bé có vẻ ngơ ngẩn, cô độc”. Vậy sao? Tôi cũng không quan tâm. Tôi chỉ để ý Xanh của tôi trông rất tức cười. Là bởi lẽ trên người “bạn” chả có tí xanh nào, kể cả đôi mắt cũng nâu như bộ lông dày mượt, đuôi ngắn một mẩu và thân hình tròn rất mực. Đây là do tôi “vất vả” nuôi nấng “bạn”, tôi thực là một cô chủ tô’t. Cái thú vị nhất là bạn mèo hơn tôi tận bảy tuổi. Chắc vì giầ, càng lúc bạn càng ít chơi đùa, chĩ cuộn mình trong ổ, hết ngủ lại lim dim, tôi gọi sao cũng không dậy. Không lẽ tôi cứ mãi phải chơi một mình? Thật là bất ngờ! Một buổi sáng bình minh trời đẹp, tôi chợt tỉnh giấc bởi tiếng “ngoeo ngoeo” lạ tai. Trước mắt tôi là một cô mèo với bộ lông muốt trắng, cái đuôi dài cỡ sáu lần đuôi Xanh và đôi mắt. Đôi mắt đẹp vô cùng, xanh đại dương thăm thẳm. “Mèo mới lớn” (tôi gọi cô nhỏ như vậy) là món quà bà dành cho tôi. Bà gọi cô nhỏ là Va, giống như đặt tên Xanh, là để hoài niệm về Xanh-pê-téc-bua và Mát-xcơ-va, hoài niệm về nước Nga cổ kính, quật cường, tình yêu lớn của đời bà. Những điều này về sau tôi mới hiểu… Hằng ngày, tôi và Va cùng đùa vui, ném bóng, trốn tìm. Va rất lạ. Có những lúc cô nhỏ nghịch ngợm vô cùng, nhưng nhiều khi từ chối hẳn mọi trò chơi. Va đủng đỉnh dạo khắp nhà, đuôi dựng lên trời trông rất ngộ. Lạ hơn cả là cô mèo nhỏ rất yêu quý Xanh, có lẽ còn hơn cả cô chủ. Thế nhưng Xanh lại ghét Va, xử sự như một bà cô già khó tính. Xanh không cho Va lại gần mình, hễ thấy Va là gầm gừ quàu quạu, rồi luôn ăn phần của Va, mặc đĩa cơm to phần Xanh, hãy còn nguyên. Rất hiền lành, Va luôn lùi ra để cơm cho Xanh, chỉ khi Xanh đã ăn xong, Va mới sán lại đĩa cơm thừa, nhiều bữa không còn gì, thế là Va nhịn đói. Tuyệt nhiên, cô nhỏ không mon men lại đĩa cơm đầy của Xanh. Rồi nữa, mỗi khi Xanh nằm ngủ thì mặc khi đó đang dạo, đang ăn hay đang chơi với tôi, cô nhỏ phóng tới, nép vào người Xanh, nhắm mắt, Xanh càng gầm- gừ, càng đuổi đĩ, cô nhỏ càng tiến tới làm thân. Thế rồi một lần Xanh cáu quá đã cào vào má Va. Cô nhỏ chạy vụt đi, liền hai ngày bỏ bữa. Ngày thứ ba, thật không ngờ, Xanh lại đi khắp nhà tìm Va, rốt cuộc đã thấy cô nhỏ khoanh mình trong gác xép… Hôm ấy, Va được ăn phần cơm nguyên vẹn, và lại được tựa vào lưng Xanh. Lí ra đã là “từ ngày hôm ấy, tất cả tốt đẹp như thế”. Có điều, trời chỉ cho một ngày… Ngày Nô-en năm ấy, tôi được tặng quả cầu tròn có tám quả chuông kêu boong boong rất vui tai. Tôi lại cùng Va ném bóng. Cô nhỏ còn vui vì Xanh lắm nên chơi rất nhiệt tình. Va kêu “ngoeo ngoeo”. Tôi cười nắc nẻ. Nhưng rồi, thời gian ngừng trôi, quả cầu bay xa, Va phóng theo. Đây là lòng đường. Xanh lao ra từ trong ổ, đột ngột. K…két… Xôn xao… Tiếng người… Đám đông… Xanh, Va… Muộn rồi! Trước mắt tôi là nước, là mênh mông nước… Tôi lạc trong chân trời, bơ vơ giữa thinh không, vô tận. Tôi chạy mãi, mồ hôi lấm tấm, người bừng lên như hòn lửa đỏ. Tôi lạc ở giữa sa mạc hoang sơ, môi rớm máu và cổ họng khô họng khô cháy. Tôi uống nước, hòn lửa đỏ biến thành núi băng. Tôi đang đến vùng cực ngập tuyết trắng, không có ai, chỉ một mình đơn độc… Tôi ốm đến một tháng. Mở mắt, Xanh lại giường vuốt vào má tôi, cái chân sau chỉ còn một nửa. Xanh đi chậm tập tễnh. Còn Va, Va đã bay lên Thiên đàng khi mà tôi còn đang lạc trong chân trời vô tận. Va là thiên sứ hay sao, vụt đến, vụt đi. Vội quá! Cô chủ vẫn để hai đĩa cơm đó, Xanh không còn ăn tranh của Va nữa, ổ của Xanh cũng cho Va cùng nằm rồi, sao Va không trở lại? Ăn cơm liếm sữa, chơi với cô chủ, tựa vào lưng Xanh… Va không còn thích nữa sao? Va ơi! Va đã bỏ tôi, bỏ cả Xanh mà đi. Tôi khỏi bệnh, rồi Xanh thay đổi hẳn. Bạn kéo tôi đi sang nhà hàng xóm. Nhìn thấy những bé mèo con, Xanh xán lại gần, vuốt ve, âu yếm như người mẹ, rồi với một vẻ hãnh diện thả các chú vào lòng tôi, đôi mắt người nhìn dò hỏi. Ánh nhìn ấy là của Va, chính là Va vẫn nhìn tôi, nhìn Xanh như thế. Va của tôi. Tôi ôm Xanh khóc. Tiếng Meo của Xanh trong ánh tà dương, buồn thảm. Một năm sau, Xanh lên Trời với Va. Tôi vẫn còn nhớ! Một năm cuối cùng ấy, ngày nào Xanh cũng lân la khắp nơi mà cưng nựng những chú mèo con. Nhìn vào mắt Xanh, tôi biết, Xanh muốn tìm hình bóng Va, dù chỉ là chút gì nhỏ bé, mong manh, thậm chí không thực. Xanh mất-cũng không phải do ốm. Có lẽ khoảng trống trong lòng quá lớn đã làm trái tim bạn tôi ngừng đập. Về sau này, tôi cũng không có dịp nuôi thêm chú mèo nào nữa. Cuộc sống hối hả, bận bịu buộc ta phải theo kịp vòng xoay học hành. Thật may là còn có những phút giây đáng giá như giờ đây. Khi tôi đối diện với khoảng trống trĩu nặng vô hình, rồi kể cho tôi, cho bạn nghe một cái gì vẫn còn mãi trên con đường đã qua… (Phạm Trà My, lớp 8M, Trường THCS Trưng vương, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) (Theo Hướng dẫn Tập làm văn 8 – Vũ Nho chủ biên)