Tả cây bàng lớp 4 – Tả cây bóng mát hay và sáng tạo nhất
Tả cây bàng lớp 4 – Tả cây bóng mát hay và sáng tạo nhất
Tập làm văn miêu tả cây cối: Miêu tả cây bàng lớp 4 sẽ giúp các em học sinh trau dồi khả năng viết văn miêu tả. Đồng thời, các em sẽ phát triển khả năng tư duy và quan sát của mình. Để có thể nắm bắt và thực hành việc viết văn được dễ dàng hơn, baiontap.com mời các em đến với bài chia sẻ Gợi ý những bài tập làm văn miêu tả cây bàng hay nhất. Hãy cùng theo dõi nhé !
I. Tìm hiểu đề bài tập làm văn:
Đây là bước đầu tiên và cũng rất quan trọng trong quá trình viết một bài tập làm văn miêu tả.
– Thể loại bài tập làm văn: Miêu tả
– Đối tượng: Cây bàng
– Giới hạn đề bài: Không giới hạn nên có thể mở rộng về mọi phương diện (4 mùa, hình dáng to nhỏ, nhìn xa, nhìn gần…)
II. Dàn ý cho bài tập làm văn miêu tả cây bàng lớp 4:
Trước khi viết một bài văn, các em phải luôn nhớ lập dàn ý hay dàn bài cho bài tập làm văn đó. Chính nhờ lập dàn ý mà việc hoàn thành bài văn của các em trở nên dễ dàng hơn.
1. Mở bài:
(Các em học sinh sử dụng cách thức mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp)
Giới thiệu khái quát về cây bàng mà em đang muốn miêu tả:
– Cây bàng được trồng ở đâu ? (ở trường, đầu làng, ở công viên…)
– Cây bàng do ai trồng ? và trồng khi nào ?
2. Thân bài:
(Các em học sinh miêu tả tổng quát về cây bàng trước tiên, sau đó mới đến miêu tả chi tiết từng bộ phận.)
a. Miêu tả tổng quát:
– Cây bàng có hình dáng như thế nào ? – Cao, to, nhỏ, thấp…
– Tán cây ra sao ? – rất rộng, hẹp
– Dùng phép so sánh: Cây bàng trông giống như một người khổng lồ…
b. Miêu tả chi tiết từng bộ phận:
– Rễ cây bàng : rễ cây bàng to khỏe, tỏa ra xung quanh và ăn sâu xuống lòng đất
– Thân cây: rất lớn màu nâu, to bằng mấy vòng tay của nhiều người ôm lại.
– Vỏ cây: sần sùi, thô ráp, nhiều mấu. Trong rất là xấu xí.
– Cành cây: có xu hướng chĩa ngang và rất nhiều cành nhỏ. Chúng liên kết với nhau tạo nên một mê cung rắc rối.
– Tán lá: nhiều tầng và được phân tách rất đẹp.
– Lá bàng: rất lớn, to hơn bàn tay người lớn. Hai mặt lá có màu khác nhau. Mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, hiện rõ những đường gân.
– Hoa bàng: Có hình ngôi sao nhỏ bé, màu trắng ngà và có mùi thơm nhẹ.
– Trái bàng: màu xanh và có có hình thoi. Khi chín trái chuyển sang màu vàng và rất béo…
c. Tả theo từng mùa:
Mùa xuân:
- Cây bàng bắt đầu lấm tấm những chồi non của lá. Nhìn chúng như những em bé vừa mới ngủ dậy trông rất xinh xắn
- Chẳng bao lâu, những chồi non bắt đầu bung mình cho ra những chiếc là màu mạ non mơn mởn
- Gần đến cuối mùa xuân, những chiếc lá non đã trở nên to lớn hơn bàn tay người. Chúng có màu xanh đậm bao phủ cả cây bàng và tạo thành một tán cây to lớn.
- Các chú chim cứ ríu rít đua nhau vui chơi trong tán cây bàng.
Mùa hạ:
- Mùa hạ đến, cây bàng xanh um.
- Những chiếc lá to khỏe tỏa bóng mát che mát khắp nơi
- Có những chiếc lá bàng già nua màu vàng đỏ rơi xuống gốc kết thúc một cuộc hành trình giúp sức cho đời.
- Cây bàng cũng bắt đầu tô điểm thêm cho mình bằng những khóm hoa màu trắng ngà xinh đẹp
- Những chú chim cũng bắt đầu kết bạn tình và làm tổ trên những cành cây bàng.
Mùa thu:
- Khi những tia nắng oi bức bắt đầu dịu lại để nhường chỗ cho cái không khí se lạnh, những chiếc lá bàng bắt đầu ngả màu.
- Những chiếc là biến cây bàng thành một chú hề nhiều màu sắc: nào là xanh, nào là vàng, nào là màu đỏ….
- Dưới gốc cây bàng, nhưng trái bàng chín vàng rơi rụng đầy đất. Có những chú sóc tha về tổ để làm lương thực cho mùa đông
- Gần cuối màu thu, lá bàng buông bỏ thân cây mà trở về với đất mẹ. Lúc này, cây bàng gần như trơ trụi, đứng run mình trước cái lạnh đang đến.
Mùa đông:
- Cây bàng trơ trụi lá. Nó để lộ những cành cây tua tủa bắt chéo lấy nhau.
- Cây trở nên gầy guộc, nâu xám vì không còn những chiếc lá bảo bọc
- Vỏ cây sần sùi, teo rúm lại vì lạnh.
- Đâu đó trên cây vẫn còn lơ thơ vài chiếc lá cố bám trụ lấy cành cây.
3. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của em về cây bàng.
Nêu những kỉ niệm của em liên quan đến cây bàng…
III. Bài văn mẫu:
1. Bài văn mẫu 1: Miêu tả cây bàng làng em
Làng tôi có rất nhiều cây đại thụ to lớn che nắng che mưa cho người dân, nhưng với em, cây bàng đầu làng vẫn có một ý nghĩa đặc biệt hơn.
Không biết cây bàng có từ bao giờ. Nhiều người nói rằng tuổi của nó bằng tuổi của làng mình. Cây bàng già rất to. Gốc cây của nó phải bằng vòng tay của tất cả đám trẻ con trong lang nối lại. Tán cây rộng nên trở thành chiếc ô khổng lồ tỏa ra che mát cho mọi người. Nhìn từ xa cây bàng đứng sừng sững như một người lính oai phong đang đứng ảo về. Khi đến gần, cây bàng trông thật là vĩ đại.
Rễ cây bàng to và rất khỏe. Rễ cây tỏa ra xung quanh và ăn sâu xuống lòng đất giúp cây bàng luôn đứng vững trước những trận mưa bão. Thân cây rất lớn và màu nâu. Vỏ cây sần sùi, thô ráp, nhiều mẩu, trông rất là xấu xí. Chắc có lẻ vì cây bàng đã sống quá lâu năm nên mới như vậy
Cành cây có xu hướng chĩa ngang. Trên mỗi cành lớn đều có thêm rất nhiều cành nhỏ khác. Chúng liên kết với nhau tạo nên một mê cung rắc rối. Tán lá nhiều tầng và được phân tách rất đẹp. Lá bàng to hơn bàn tay người lớn, thậm chí có những chiếc là lớn như chiếc quạt mo của bà em. Hai mặt lá có màu khác nhau. Mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, hiện rõ những đường gân ẩn bên trong lá.
Hoa bàng có hình ngôi sao nhỏ bé, màu trắng ngà và tỏa ra mùi thơm nhè nhẹ. Em và mọi người trong làng đều rất thích mùi thơm của loài hoa này vì nó mang lại cho mọi người sự dễ chịu, thoải mái. Đến một thời điểm, những bông hoa ấy trở nên héo tàn và cho ra những quả bàng nhỏ bé xinh xinh. Trái bàng màu xanh và có có hình thoi. Khi chín trái chuyển sang màu vàng và ăn rất béo. Nhưng để có thể ăn được trái bàng thì không dễ dàng chút nào vì chúng rất khó để bóc lớp vỏ bên ngoài.
Vào mùa xuân, cây bàng bắt đầu lấm tấm những chồi non của lá. Nhìn chúng như những em bé vừa mới ngủ dậy trông rất xinh xắn. Chẳng bao lâu, những chồi non bắt đầu bung mình cho ra những chiếc là màu mạ non mơn mởn. Gần đến cuối mùa xuân, những chiếc lá non đã trở nên to lớn hơn bàn tay người. Chúng có màu xanh đậm bao phủ cả cây bàng và tạo thành một tán cây to lớn. Các chú chim cứ ríu rít đua nhau vui chơi trong tán cây bàng.
Khi những tia nắng của mùa hạ đến, cây bàng xanh um. Những chiếc lá to khỏe tỏa bóng mát che mát khắp nơi. Có những chiếc lá bàng già nua màu vàng đỏ rơi xuống gốc kết thúc một cuộc hành trình giúp sức cho đời. Cây bàng cũng bắt đầu tô điểm thêm cho mình bằng những khóm hoa màu trắng ngà xinh đẹp. Những chú chim cũng bắt đầu kết bạn tình và làm tổ trên những cành cây bàng.
Mùa thu chạm ngõ, những tia nắng oi bức bắt đầu dịu lại để nhường chỗ cho cái không khí se lạnh, những chiếc lá bàng bắt đầu ngả màu.Những chiếc là biến cây bàng thành một chú hề nhiều màu sắc: nào là xanh, nào là vàng, nào là màu đỏ…Dưới gốc cây bàng, nhưng trái bàng chín vàng rơi rụng đầy đất. Có những chú sóc tha về tổ để làm lương thực cho mùa đông. Gần cuối màu thu, lá bàng buông bỏ thân cây mà trở về với đất mẹ. Lúc này, cây bàng gần như trơ trụi, đứng run mình trước cái lạnh đang đến.
Khi mùa đông đến, cây bàng trơ trụi lá. Nó để lộ những cành cây tua tủa bắt chéo lấy nhau. Cây trở nên gầy guộc, nâu xám vì không còn những chiếc lá bảo bọc. Vỏ cây sần sùi, teo rúm lại vì lạnh. Đâu đó trên cây vẫn còn lơ thơ vài chiếc lá cố bám trụ lấy cành cây.
Em rất yêu quý cây bàng của làng mình. Cây không chỉ là biểu tượng của làng mà còn là người khổng lồ bảo vệ, che chở cho người dân trước cái nắng oi bức và những trận mưa rào. Cây bàng già đầu làng đã gắn bó với bao kỷ niệm vui buồn của em. Từ những trò chơi dân gian đến đêm phá cỗ trăng rằm dưới gốc cây bàng già. Dù có đi đâu, em cũng vẫn luôn nhớ về cây.
2. Bài văn mẫu 2: Miêu tả cây bàng trong sân trường
Ngôi trường làng em có trồng một cây bàng. Một cây bàng to lớn và đứng hiên ngang giữa sân trường. Em không biết cây bàn do chính tay ai trồng và trồng vào lúc nào. Nhưng từ khi bước chân vào ngôi trường, em đã thấy sự có mặt của nó.
Cây bàng rất to và cao. Có thể hiểu rằng nó đã rất lớn tuổi. Có nhiều cô giáo đã dạy học lâu năm ở trường đã nói rằng cây bàng có trước khi dạy học ở đây. Bác bảo vệ nói rằng cây bàng đã có khi ngôi trường được thành lập.
Nhìn từ xa, cây bàng tựa như một chiếc ô khổng lồ che nắng cho toàn bộ sân trường. Gốc cây bàng rất lớn. Cả nhóm con trai lớp em nối tay nhau để ôm mà cũng không hết được gốc cây. Rễ cây thì cũng rất to khỏe. Nó cắm sâu vào lớp đất để lấy chất dinh dưỡng giúp cây luôn xanh tươi và đứng vững. Có những chiếc rễ nhô lên khỏi mặt đất, sần sùi, dũng mãnh như một con rồng đang vùng vẫy. Thân cây thì thẳng băng, mát rượi và cứng rắn như cái cột đình. Vỏ cây màu nâu xám có nhiều vết sẹo, u lên trong rất xấu xí
Điểm đặc biệt của cây bàng chính là lá được phân chia thành nhiều tầng. Chính vì thế, bóng của cây mới rộng che mát cả một vùng to lớn. Mỗi tầng lá có một màu khác nhau. Càng lên cao, màu xanh của lá càng nhạt dần. Lá cây có màu xanh và rất dày, không cho anh nắng xuyên qua. Hai mặt lá có màu xanh khác biệt có thể dùng mắt thường để quan sát.
Mùa thu đến lá cây bàng thay đổi từ xanh sang đỏ. Khi bất chợt có cơn gió thổi nhẹ qua, những chiếc lá cứ thay nhau lìa cành để lộ ra những nhánh cây khẳng khiu, trơ trọi. Mùa đông trôi qua thì mùa xuân lại đến, cây bàng như được hồi sinh. Nó bắt đầu đâm chồi nảy lộc. Những chiếc chồi non tràn đầy sức sống cũng bắt đầu cho ra những chiếc lá nhỏ bé màu đọt chuối đầy sức sống. Những bông hoa bàng màu cũng kết thành từng chuỗi trắng ngà tỏa mùi hương thơm dịu.
Đâu đó bên trong những kẽ lá là những quả bàng màu xanh lục hình tròn và dẹp hai đầu. Khi chín, trái bàng chuyển sang màu vàng. Ăn có vị chát nhưng rất bùi. Chúng em, những cô cậu học sinh tiểu học, thường quây quần bên gốc cây bàng để vui đùa. Trên những cành cây, núp sau tầng tán lá, những chú chim hót ríu rít như muốn cùng chúng em vui chơi.
Em rất yêu quý cây bàng già vì cây không chỉ cho chúng em bóng mát mà còn tô điểm thêm vẻ đẹp cho ngôi trường làng em. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa bàng rơi, nghe tiếng chim líu lo thật thích thú biết bao.
IV. Lời Kết:
Tập làm văn miêu tả cây cối, cụ thể là miêu tả cây bàng sẽ giúp các em học sinh phát triển khả năng quan sát và viết văn của mình.
Baiontap.com hy vọng rằng qua phần gợi ý những bài tập làm văn miêu tả cây bàng lớp 4 hay nhất, các em học sinh đã có thể nắm chắc kiến thức về văn miêu tả. Nhờ đó, việc viết tập làm văn của các em càng trở nên tiến bộ hơn.
Chúc các em học tập thật tốt !
Chúc các em học tập hiệu quả!