Trong kinh doanh, nhiều doanh nghiệp thường vay vốn ngân hàng để phát triển đầu tư hay mở rộng quy mô. Và tất nhiên là khi vay vốn kinh doanh, khách hàng luôn mong muốn tất toán sớm để không bị rơi vào nợ xấu. Tuy nhiên khi đi vay, nhiều người còn hiểu sai về khái niệm tất toán khoản vay trước hạn nên phải chịu một khoản phí phạt. Xem ngay những lưu ý Haravan chia sẻ trong bài viết này để không phải mất tiền oan nhé!
1. Tất toán khoản vay trước hạn là gì?
Khi tất toán khoản vay trước hạn sẽ phải chịu một khoản phí phạt
Tất toán khoản vay là hành động nhằm chấm dứt giao dịch vay tiền giữa người đi vay và tổ chức cho vay. Nói một cách dễ hiểu, tất toán khoản vay là khi người đi vay muốn trả hết nợ bao gồm cả tiền vay gốc và tiền lãi với bên cho vay.
Vậy tất toán khoản vay trước hạn là thủ tục khách hàng vay vốn muốn thực hiện việc thanh toán, hoàn trả khoản vay vào thời điểm sớm hơn so với thời điểm theo thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng giữa người vay vốn và công ty tài chính hoặc tổ chức tín dụng. Khi này người đi vay sẽ phải chịu một khoản phí phạt vì không hoàn thành thanh toán đúng như cam kết.
2. Tại sao tất toán khoản vay trước hạn lại bị phạt?
Nhiều khách hàng thường thắc mắc rằng tại sao hoàn thành khoản vay sớm hơn dự kiến là việc tốt nhưng lại bị phạt?
Nguyên nhân phát sinh khoản phạt này là vì việc tất toán khoản vay trước hạn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến kế hoạch hoạt động của tổ chức, ảnh hưởng đến việc giải ngân đối với khoản vay của các khách hàng khác,… Khi cho khách hàng vay vốn, các công ty tài chính hoặc tổ chức tín dụng sẽ phải cân đối giữa nguồn vốn huy động về cả kỳ hạn và lãi suất để có thể đáp ứng yêu cầu của khoản vay.
Phi tất toán trước hạn phát sinh nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động của công ty tài chính hay tổ chức tín dụng và được dùng để bù đắp những khoản phí phát sinh mà tổ chức tài chính phải chịu khi khách hàng tất toán trước hạn.
3. Cách xác định phí tất toán trước hạn
Nếu bạn đang có nhu cầu vay vốn để đầu tư kinh doanh, mua nhà, mua xe,… bạn cần nắm rõ các khoản phí dưới đây và cách tính phí tất toán để cân nhắc nhé.
Cách xác định các khoản phí khi tất toán khoản vay trước hạn
3.1 Phí phạt tất toán trước hạn
Theo thông tin từ SHB Finance, các công ty tài chính sẽ có các quy định khác nhau về mức phí phạt áp dụng đối với trường hợp tất toán trước hạn. Mức phí phạt tất toán trước hạn cũng phụ thuộc rất nhiều vào: sản phẩm khách hàng vay, mục đích sử dụng vốn như: vay kinh doanh, vay tiêu dùng, vay mua nhà, vay sửa chữa nhà…
Mức phí phạt áp dụng có thể từ 1 – 5% tổng số tiền thực hiện tất toán trước hạn, phí phạt trả nợ trước hạn của các ngân hàng sẽ cố định theo như trong hợp đồng tín dụng đã ký với công ty tài chính.
Để có thể tính được phí phạt trả nợ trước hạn, khách hàng có thể sử dụng công thức tính sau:
Phí trả nợ trước hạn = Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn x Số tiền trả trước
Trong đó:
- Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn: là tỷ lệ % được thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng vào thời điểm thực hiện ký kết hợp đồng vay giữa khách hàng và ngân hàng.
- Số tiền trả trước: Là số tiền vay còn lại mà khách hàng thực hiện tất toán trước hạn
Ví dụ: Khách hàng ký kết hợp đồng vay vốn tại công ty tài chính A với số tiền 500 triệu đồng vay, thời hạn thực hiện hợp đồng vay cam kết là 24 tháng. Phí phạt trả nợ trước hạn là 3%. Sau khi thực hiện các kỳ thanh toán và còn lại 100 triệu đồng, khách hàng lựa chọn tất toán trước thời hạn 3 tháng.
Như vậy, phí phạt tất toán trước hạn trong trường hợp này được tính như sau: 3%x100 triệu = 3 triệu
3.2 Phí cam kết rút vốn
Tại thời điểm tất toán trước hạn, khách hàng sẽ phải trả một khoản phí cam kết rút vốn
Theo Homedy, phí cam kết rút vốn là mức phí áp dụng cho những khoản vay đã làm hồ sơ vay nhưng lại không tiến hành rút vốn. Tại thời điểm tất toán trước hạn, khách hàng sẽ phải trả một khoản phí cam kết rút vốn.
Mặc dù mức phí này không phải được áp dụng ở tất cả các ngân hàng nhưng bạn cũng nên tìm kiểu ký và nắm được cách tính cụ thể như sau:
Phí cam kết rút vốn =Số tiền chưa giải ngân * Mức % phí phạt
Ví dụ: Trường hợp khách hàng ký hợp đồng vay số tiền 500 triệu đồng trong 05 năm, nhưng thực tế mới giải ngân được 200 triệu đồng. Sau 01 năm, người vay muốn tất toán khoản vay sớm. Khi đó, phí tất toán trước hạn theo quy định rút vốn với phí phạt 1,5% sẽ là: 1,5% x (500 – 200 triệu) = 4,5 triệu.
3.3 Phí tất toán trước hạn của một số ngân hàng hiện nay
Dưới đây là biểu phí phí tất toán trước hạn của một số ngân hàng cho bạn tham khảo:
Phí tất toán khoản vay trước hạn VPBank
- Phí tất toán trước hạn dưới 1 năm = 3% x Số tiền tất toán trước hạn
- Phí tất toán trước hạn 1 năm – 2 năm = 2% x Số tiền tất toán trước hạn
- Phí tất toán trước hạn 2 năm – 3 năm = 1% x Số tiền tất toán trước hạn
- Phí tất toán trước hạn 3 năm – 4 năm = 0,5 % x Số tiền tất toán trước hạn
- Phí tất toán trước hạn trên 4 năm trở đi: Miễn phí (Số tiền phí cho mỗi lần tối thiểu 500.000 đồng)
Phí tất toán khoản vay trước hạn Vietcombank
- Phí tất toán trước hạn 1 năm đầu = 1,5% x số tiền nợ gốc trả trước hạn
- Phí tất toán trước hạn 2 năm – 3 năm = 1% x số tiền nợ gốc trả trước hạn
- Phí tất toán trước hạn 4 năm – 5 năm = 0,5 % x Số tiền tất toán trước hạn
- Phí tất toán trước hạn trên 6 năm trở đi: Miễn phí
Phí tất toán khoản vay trước hạn Techcombank
- Phí tất toán trước hạn 2 năm đầu = 3% x Số tiền trả trước
- Phí tất toán trước hạn năm thứ 3 = 2% x Số tiền trả trước
Phí tất toán khoản vay trước hạn của một số ngân hàng hiện nay
Phí tất toán khoản vay trước hạn Shinhan Finance
- Phí tất toán trước hạn 1 năm đầu = 6% x số tiền trả nợ trước hạn
- Phí tất toán trước hạn 1 – 1.5 năm = 4% x số tiền trả nợ trước hạn
- Phí tất toán trước hạn 1.5 – 2 năm = 3% x số tiền trả nợ trước hạn
- Phí tất toán trước hạn trên 2 năm trở đi = 2% x số tiền trả nợ trước hạn
Phí tất toán khoản vay trước hạn VIB
- Phí tất toán trước hạn 1 năm đầu = 3% x số tiền trả nợ trước hạn
- Phí tất toán trước hạn 1 – 1.5 năm = 2% x số tiền trả nợ trước hạn
- Phí tất toán trước hạn trên 2 năm trở đi = 1.5% x số tiền trả nợ trước hạn
Phí tất toán khoản vay trước hạn HD Saison
- Phí tất toán trước hạn = 6% x số tiền trả nợ trước hạn
- Đối với các khoản vay có số dư nợ ít thì mức phạt tối thiểu là 1.650.000 đồng
Phí tất toán trước hạn TPbank
- Phí tất toán trước hạn 1 năm đầu = 7% x số tiền trả nợ trước hạn
- Phí tất toán trước hạn 1 – 2 năm = 5% x số tiền trả nợ trước hạn
- Phí tất toán trước hạn trên 2 năm trở đi = 3% x số tiền trả nợ trước hạn
Phí tất toán trước hạn Vietinbank
- Phí tất toán trước hạn 2 năm đầu = 2% x số tiền trả nợ trước hạn
- Phí tất toán trước hạn 2 – 3 năm = 1.5% x số tiền trả nợ trước hạn
- Phí tất toán trước hạn trên 4 – 5 năm = 1% x số tiền trả nợ trước hạn
- Phí tất toán trước hạn trên 5 năm : Miễn phí
4. Lưu ý khi ký kết hợp đồng vay
Vay tiền là một hành động cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện, đặc biệt là khi đi vay một số tiền lớn. Dưới đây là những lưu ý dành cho những ai khi ký kết hợp đồng cho vay.
Những lưu ý khi ký kết hợp đồng vay
Tìm hiểu đầy đủ thông tin: những thông tin quan trọng khi đi vay bao gồm mức lãi suất, hạn mức vay, thời gian vay, phí phạt tất toán trước hạn,… Mức lãi suất sẽ tùy thuộc vào từng ngân hàng, đơn vị cho vay khác nhau, bạn cần lưu ý sự chênh lệch giữa mức lãi suất ưu đãi áp dụng vào các thời gian đầu của hợp đồng và các khoảng thời gian sau khi hết ưu đãi. Hạn mức vay sẽ phụ thuộc vào việc bạn đáp ứng được những điều kiện của công ty tài chính như thế nào và thời gian vay sẽ ảnh hưởng đến khả năng chi trả hàng tháng của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến các điều khoản khác như phí phát sinh, phí tất toán trước hạn, phí cam kết rút vốn,…
Kiểm tra thông tin trên hợp đồng vay: không chỉ riêng hợp đồng cho vay mà khi đặt bút ký bất kỳ hợp đồng nào bạn cũng cần kiểm tra chính xác các thông tin trên đó vì hợp đồng là văn bản ghi nhận các thỏa thuận giữa hai bên trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Khi bạn ký hợp văn vốn là đã liên quan đến pháp luật và có ý nghĩa về luật pháp nếu một trong hai bên vi phạm, do đó dù số tiền bạn vay lớn hay nhỏ cũng cần phải kiểm tra chính xác tất cả các thông tin.
Lưu giữ đầy đủ các hồ sơ liên quan trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng vay: khi ký hợp đồng vay tiền, khách hàng nên yêu cầu nhận và giữ lại một bản tất cả các hồ sơ mà hai bên đã ký kết. Đây sẽ là cơ sở giúp bạn bảo vệ quyền lợi cho mình khi có tranh chấp xảy ra trong thời hạn bạn vay tiền.
5. Quy trình thực hiện tất toán khoản vay
Để thực hiện tất toán khoản vay, bạn cần chuẩn bị một số hồ sơ cần thiết và cơ bản trong thủ tục tất toán. Tuy nhiên hồ sơ này sẽ tùy thuộc vào từng ngân hàng hay tổ chức cho vay mà yêu cầu khách hàng cung cấp khác nhau.
- Giấy tờ tùy thân của bạn.
- Hợp đồng vay vốn đã được ký kết.
- Một số loại giấy tờ khác liên quan tới khoản vay.
Quy trình thực hiện tất toán khoản vay
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và các giấy tờ cần thiết, bạn chỉ cần thực hiện theo quy trình sau đây để thực hiện tất toán khoản vay.
- Bước 1: Xác định tổng số tiền còn lại phải thanh toán, bao gồm cả gốc và lãi, phí,…theo thông báo của đơn vị cho vay.
- Bước 2: Tính toán số tiền còn lại phải thanh toán căn cứ vào các thông tin trên hợp đồng tín dụng bao gồm số dư nợ gốc còn lại, lãi suất, thời gian tính lãi. Trong đó, Số dư nợ gốc còn lại = Dư nợ ban đầu – Dư nợ đã thanh toán hàng kỳ. Trong trường hợp thực hiện tất toán trước hạn bạn còn cần dự trù thêm phần phí phạt tất toán trước hạn nếu có thỏa thuận trong hợp đồng.
- Bước 3: Đối chiếu lại số liệu do đơn vị cho vay tính toán và bạn tính toán để thống nhất số tiền phải thanh toán.
- Bước 4: Khách hàng thực hiện nộp tiền vào tài khoản để đơn vị cho vay thực hiện thu nợ.
- Bước 5: Khách hàng ký biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng hoặc bản xác nhận đã tất toán khoản vay và hoàn thành nghĩa vụ trả nợ.
6. Có nên tất toán khoản vay trước hạn không?
Vậy câu hỏi nhiều người đặt ra là có nên tất toán khoản vay trước hạn hay không? Câu trả lời là tùy thuộc vào tình hình tài chính của mỗi khách hàng. Nếu bạn có thể chủ động được khi trả hết khoản nợ còn lại cùng phí phạt khi tất toán khoản vay trước hạn thì điều này là rất tốt, thể hiện rằng khả năng tài chính của bạn dư dả hơn so với thời gian dự kiến khi đi vay. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng dành cho những người đi vay tiền.
7. Kết luận
Trên đây là những thông tin quan trọng về tất toán khoản vay trước hạn mà bạn cần nắm rõ khi có dự định đi vay vốn. Tất toán khoản vay là một trong các bước vô cùng quan trọng trong quá trình trả nợ vay vốn của bạn. Do đó bạn cần lưu ý các khoản phí liên quan đến việc hoàn thành khoản vay trước hạn để có sự chuẩn bị tài thích phù hợp.
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel – giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>>> Xem thêm:
Bài viết liên quan:
7 – 328
- Theme là gì? Hướng dẫn cài đặt Theme cho website WordPress
- Vận chuyển Standard Express là gì? Cách để tra cứu mã đơn vận chuyển
- Mã OTP của Viettel là gì? Hướng dẫn cách để mã OTP Viettel nhanh chóng
- Làm thế nào để phân bổ doanh thu chưa thực hiện một cách hợp lý?
- Phí thu hộ là gì? Những thông tin cơ bản về phí thu hộ
- Bạn đã biết Tiki xu là gì và cách sử dụng xu của Tiki hiệu quả chưa?
- Chỉ số ROA là gì? Tìm hiểu ý nghĩa và cách xác định nhanh chỉ số ROA
- Top 10 lưu ý khi thu hồi công nợ chuẩn và hiệu quả cho doanh nghiệp
- Bạn đã biết hot deal là gì và bí quyết xây dựng hot deal hấp dẫn?
- Kinh nghiệm học dịch tiếng Trung sang tiếng Việt hiệu quả để nhập hàng
- Thần số học con số chủ đạo số 5: Ưu nhược điểm và lời khuyên sự nghiệp
- Thần số học con số chủ đạo số 7: Ưu nhược điểm và lời khuyên sự nghiệp
- Thần số học con số chủ đạo số 9: Ưu nhược điểm và lời khuyên sự nghiệp
- Thần số học con số chủ đạo số 4: Ưu nhược điểm; lời khuyên sự nghiệp
- Thần số học con số chủ đạo số 22: Ưu nhược điểm và lời khuyên sự nghiệp
- Thần số học con số chủ đạo số 8: Ưu nhược điểm, lời khuyên sự nghiệp
- Thần số học con số chủ đạo số 6: Ưu nhược điểm, lời khuyên sự nghiệp
- Thần số học con số chủ đạo số 3: Ưu nhược điểm, lời khuyên sự nghiệp
- Thần số học con số chủ đạo số 2: Ưu nhược điểm, lời khuyên sự nghiệp
- Thần số học con số chủ đạo số 10: Ưu nhược điểm, lời khuyên sự nghiệp
- Bật mí các mẹo dịch tiếng Hàn sang tiếng Việt chính xác để nhập hàng
- Quá trình phát triển của thương mại điện tử qua từng giai đoạn
- Bạn đã biết lỗi 502 là gì và nguyên nhân, cách xử lý nhanh chưa?
- Những câu nói hay về chăm sóc khách hàng đã nghe là sẽ nhớ mãi
- Thành thạo cách mở Facebook bị khóa tạm thời một cách nhanh chóng
- Điểm danh 20 font chữ đẹp và được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế
- Điểm danh 12 món quà tặng khai trương đem đến tài lộc, may mắn
- Tổng hợp 10+ cách quay video màn hình máy tính, laptop nhanh chóng
- 5+ cách tải video trên Youtube về điện thoại dễ dàng, nhanh chóng
- Chứng khoán là gì? Những thuật ngữ chứng khoán cho người mới bắt đầu
- Tech là ngân hàng gì? Những thông tin cơ bản về ngân hàng Techcombank
- Kick off là gì? Các bước để tổ chức kick off meeting hiệu quả
- Hệ thống thông tin là gì? Những điều cần biết về hệ thống thông tin
- Layout là gì? Ý nghĩa và vai trò của Layout trong thiết kế
- Tổng hợp 3 cách tạo tài khoản gmail dễ dàng, nhanh chóng
- 3+ phần mềm chỉnh sửa tin nhắn Zalo an toàn, phổ biến nhất hiện nay
- 10 ứng dụng chuyển văn bản thành giọng nói đơn giản, dễ sử dụng
- Nợ xấu là gì? Nguyên nhân và giải pháp xử lý nợ xấu nhanh nhất
- Nhượng quyền thương hiệu là gì? Chi phí nhượng quyền là bao nhiêu?
- Bật mí 15 phần mềm quản lý công việc dùng trên máy tính và điện thoại
- Outsource là gì? Vì sao ngày càng nhiều doanh nghiệp chọn Outsourcing?
- Hàng OEM là gì? Chất lượng hàng OEM có đủ tốt để bạn mua hay không?
- Tổng hợp mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa phổ biến mới nhất 2023
- Những thông tin cơ bản cần biết về hợp đồng ngoại thương
- “Bỏ túi” cách cúng ông Công ông Táo về trời đầy đủ nhất cho năm 2023
- Cài đặt máy in cho máy tính sẽ không còn khó khăn với những cách sau!
- 5+ cách định vị số điện thoại chính xác nhất hiện nay
- 99+ những câu thả thính đáng yêu khiến đối phương đổ gục
- Top 8+ phần mềm ghép video online dễ dàng thao tác
- Follow là gì? Tại sao cần tăng follow trên mạng xã hội?