Vi khuẩn HP sống được bao lâu trong và ngoài môi trường dạ dày?

Số người nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày đang ngày càng gia tăng. Theo thống kê có trên 70% số người trưởng thành ở Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn hp. Điều này cho thấy vi khuẩn Hp có khả năng lây lan và sức sống mãnh liệt lớn. Chúng ta cùng tìm hiểu vi khuẩn Hp sống được bao lâu trong và ngoài môi trường dạ dày qua bài viết dưới đây nhé!

Nội dung chính

Vi khuẩn Hp sống được bao lâu ở trong và ngoài môi trường dạ dày

Vi khuẩn Hp là thủ phạm chính gây ra nhiều căn bệnh tại dạ dày như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày và thậm chí là tăng nguy cơ khởi phát ung thư dạ dày. Nguy hiểm hơn nữa là vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm từ người sang người qua các con đường: miệng – miệng, phân – miệng, nguồn nước sinh hoạt. Do đó, việc phát hiện thời gian sống của vi khuẩn Hp trong cơ thể và bên ngoài môi trường là bao nhiêu cũng giúp ích khá nhiều cho việc điều trị, phòng ngừa bệnh.

Vi khuẩn Hp sống được bao lâu trong dạ dày

Tuổi thọ của vi khuẩn Hp còn phụ thuộc vào môi trường sống. Trong thực tế, tuổi thọ của vi khuẩn Hp trong dạ dày chính là do con người quyết định. Bạn có thể hiểu đơn giản là nếu chúng ta không có tác động gì đến nó thì nó vẫn sống và gia tăng còn nó chỉ chết khi chúng ta uống thuốc tiêu diệt nó.

Môi trường niêm mạc dạ dày chính là nơi thuận lợi cho việc sinh sôi và phát triển của vi khuẩn Hp và chúng sẽ không bao giờ tự chết đi bởi khả năng kháng miễn dịch của cơ thể rất cao. Nếu chúng ta kiên trì dùng phác đồ điều trị đúng cách thì một thời gian vi khuẩn Hp sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn.

Vi khuẩn Hp sống được bao lâu ngoài cơ thể

Cũng giống như nhiều loại chủng vi khuẩn khác, vi khuẩn Hp chỉ tồn tại được ở ngoài môi trường dạ dày trong một khoảng thời gian nhất định. Vi khuẩn Hp ra ngoài cơ thể con người qua phân và tuyến nước bọt và có thể tồn tại trong môi trường không khí, đất và nước và không tồn tại trong môi trường chân không.

  • Thời gian sống trong môi trường không khí:

Trong môi trường không khí không cung cấp dinh dưỡng cho vi khuẩn Hp tồn tại nhưng chúng vẫn có nguồn chất dinh dưỡng dự trữ tồn tại trong môi trường không khí cho tới khi tìm được vật chủ khác. Thời gian sống của vi khuẩn Hp ở ngoài môi trường không khí còn phụ thuộc vào độ ẩm, nhiệt độ. Trung bình thời gian sống trong không khí của vi khuẩn Hp sau khi ra khỏi cơ thể được xác định là 60 phút tới 4 giờ đồng hồ.

  • Thời gian sống trong môi trường nước:

Tùy vào nhiệt độ môi trường nước mà thời gian Vi khuẩn Hp có thể tồn tại khác nhau. Khi mà vi khuẩn Hp biến đổi cấu trúc ở dạng cầu (coccoid) thì chúng có thể tồn tại khá lâu, có thể lên tới 1 năm trong môi trường nước tự nhiên ao hồ, kênh rạch… Trong môi trường nước sôi 100 độ vi khuẩn Hp sẽ chết đi.

  • Thời gian sống trong môi trường đất:

Thời gian sống trong môi trường đất cũng có tuổi thọ giống với sống trong môi trường nước là vài giờ sau khi ra ngoài cơ thể. Và khi biến đổi cấu trúc chúng có thể tồn tại lâu hơn.

Như vậy, thời gian tồn tại của vi khuẩn Hp ngoài môi trường cơ thể ít nhất là vài giờ nên chúng vẫn có khả năng cao gây lây nhiễm cho người khác nếu tiếp xúc ở môi trường có vi khuẩn Hp. Do vậy, chúng tôi khuyến cáo mọi người nên chú ý khâu vệ sinh nguồn nước, thực phẩm giảm thiểu nguy cơ nhiễm vi khuẩn Hp gây hại cho cơ thể. Tốt nhất là nên chủ động ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn rau sống nhiễm bẩn, vệ sinh nơi ở, nơi làm việc sạch sẽ.

Nếu cơ thể có xuất hiện một số dấu hiệu bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày thì bạn nên đến cơ sở y tế để tầm soát, kiểm tra xem mình có bị nhiễm vi khuẩn Hp hay không để điều trị kịp thời tránh để lây nhiễm cho người thân.

Phương pháp điều trị vi khuẩn HP

Tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc ngày càng gia tăng. Hiện nay tỷ lệ tiệt trừ thành công vi khuẩn Hp trong phác đồ đầu tiên chỉ đạt được khoảng 45%, có tới 55% ca điều trị thất bại sau phác đồ đầu tiên. Bên cạnh đó, tỷ lệ lây nhiễm vi khuẩn hp, tái nhiễm vi khuẩn Hp không kiểm soát được. Do đó, việc phòng ngừa mắc vi khuẩn Hp cũng gặp khó khăn. Thách thức này đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng tạo ra một loại vaccine chống lại vi khuẩn Hp hoặc một loại chế phẩm có thể sử dụng được để phòng ngừa lây nhiễm đồng thời chống tái nhiễm vi khuẩn Hp trong quy mô cộng đồng.

Hiện nay, để đối phó với tất cả các thách thức trong việc điều trị vi khuẩn Hp ở cả người lớn và trẻ em thì tại Nhật Bản đã nghiên cứu và ứng dụng loại kháng thể có tên gọi OvalgenHP, có tác dụng ức chế men urease của vi khuẩn Hp. Loại kháng thể OvalgenHP được chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà sau khi đã được gây miễn dịch với yếu tố Urease của vi khuẩn Hp, nhờ đó nó giúp ức chế sinh trưởng của vi khuẩn Hp trên nhiều cơ chế khác nhau. OvalgenHP có thể sử dụng trong trợ giúp điều trị và giúp giảm nguy cơ bệnh tật do vi khuẩn Hp gây ra.

Nghiên cứu cho thấy OvalgenHP khi được sử dụng phối hợp với thuốc sẽ làm tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân bị bệnh viêm loét dạ dày do H.pylori, hiệu quả ngay cả với những chủng vi khuẩn trước đây đã kháng thuốc và điều trị đã bị thất bại. Ngoài ra, việc sử dụng OvalgenHP còn làm giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp do công dụng giúp tăng cường sức đề kháng đối với H.pylori và giúp bảo vệ, cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày.

Việc ứng dụng thành công kháng thể OvalgenHP đã mở ra một thời kỳ mới trong kiểm soát nhiễm khuẩn Hp đồng thời tăng thêm các lựa chọn cho bác sỹ, bệnh nhân bị bệnh lý dạ dày do H.pylori.

Bạn đang xem bài viết: Vi khuẩn HP sống được bao lâu trong và ngoài môi trường dạ dày?. Thông tin được tạo bởi Trung Tâm Tiêng Anh Gemma chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Similar Posts